Thứ sáu, 17/05/2024

Làm "thợ săn" M&A, Masan mở rộng kinh doanh đa ngành

02/12/2023 12:45 PM (GMT+7)

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan Group, đầu tiên kinh doanh mỳ ăn liền. Qua hàng loạt các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A), Masan đã vào nhóm tập đoàn tiêu dùng - bán lẻ có quy mô lớn lớn nhất Việt Nam.

Từ khi niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009, Masan Group đã liên tiếp thực hiện nhiều thương vụ M&A. Tiêu biểu bao gồm mua cổ phần Công ty VinaCafe Biên Hòa, nước khoáng Quảng Ninh, Mobicast, Trusting Social (một doanh nghiệp fintech, trí tuệ nhân tạo là công ty con của công ty Trust IQ tại Singapore), mua trọn nền tảng kinh doanh vonfram của công ty H.C Starck Group ở Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2023 diễn ra cuối tháng 11, thương vụ Masan Group mua chuỗi VinCommerce và VinEco từ Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng được xếp đầu danh sách 10 thương vụ doanh nghiệp Việt Nam mua doanh nghiệp Việt Nam nổi bật giai đoạn 2009-2023.

Làm "thợ săn" M&A, Masan mở rộng kinh doanh đa ngành - Ảnh 1.

Mua sắm tại chuỗi bán lẻ WinMart của Masan. Ảnh tư liệu.

Năm 2011, Masan (mã HoSE: MSN) của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang mua 50,3% cổ phần của Vinacafe để trở thành cổ đông chi phối. Năm sau đó, tỷ lệ nắm giữ của Masan tăng lên 53,2%, và tổng chi phí do MSN bỏ ra là 58 triệu USD.

Cũng chỉ 1 năm sau, vào năm 2013, Masan mua 24,9% cổ phần của nước khoáng Vĩnh Hảo (doanh nghiệp vốn nhà nước tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận được cổ phần hóa năm 1995). Sau đó, Masan mua thêm cổ phần để tăng tỷ lệ sở hữu lên 63,5%.

Liên tục phát triển, MSN đầu tư vào Cholimex Food (TP.HCM), Nước Khoáng Quảng Ninh và Công ty thực phẩm Dinh Dưỡng Sài Gòn trong 2 năm 2014 và 2015.

Năm 2019, Masan Group mua hệ thống bán lẻ VinCommerce từ VinGroup (sau đó đổi tên thành WinCommerce) và sở hữu chuỗi VinMart, VinMart+ cũng từ VinGroup. Chuỗi này đang hoạt động với thương hiệu là WinMart và WinMart+.

Đến năm 2020, Masan High-Tech Materials thuộc Masan Group chi ra 41 triệu euro để mua trọn nền tảng kinh doanh vonfram của công ty khai khoáng H.C Starck Group của Đức.

Làm "thợ săn" M&A, Masan mở rộng kinh doanh đa ngành - Ảnh 2.

Nhà máy khai thác tại mỏ đa kim Núi Pháo (thuộc Masan Group) ở tỉnh Thái Nguyên. Ảnh tư liệu.

Và năm 2021, Masan mua 20% cổ phần của chuỗi trà và cà phê Phúc Long với giá 340 tỷ đồng (tương đương 15 triệu USD). Những thông tin được công bố trong các giai đoạn sau đó cho thấy MSN hiện nay đang sở hữu đến 85% của Phúc Long.

Tại châu Âu tháng 7/2022, Masan thông qua  H.C. Starck đã đầu tư 45 triệu bảng Anh (52 triệu euro) vào Nyobolt Limited, một công ty Anh quốc chuyên cung cấp giải pháp pin Li-ion sạc nhanh.

Làm "thợ săn" M&A, Masan mở rộng kinh doanh đa ngành - Ảnh 3.

Ông Danny Lê (bên phải), CEO Masan Group, và đại diện công ty Nyobolt bắt tay mừng hợp tác kinh doanh giữa 2 bên vào tháng 7/2022. Ảnh: Masan.

MSN cũng đã mở rộng sang lĩnh vực dịch vụ số và tăng cường tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo AI và máy học (machine learning) vào nền tảng tiêu dùng bán lẻ. Tháng 9/2021, Masan mua 70% cổ phần của Mobicast với tổng giá trị tiền mặt là 295,5 tỉ đồng. Tháng 4/2022, MSN chi 65 triệu USD mua 25% cổ phần của Trusting Social tại Singapore.

Ông Danny Lê, CEO Masan Group, cho biết: "Tại Masan, chúng tôi tin rằng công nghệ sẽ là yếu tố chuyển đổi bức tranh tiêu dùng và xem đây là một trong những trụ cột chiến lược cần ưu tiên. Điểm khác biệt duy nhất là chúng tôi không xem công nghệ như một mô hình kinh doanh độc lập, mà là một công cụ mạnh mẽ để cá nhân hóa dịch vụ sản phẩm nhằm mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm vượt trội".

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng tại thành phố và tạm giữ 719 sản phẩm vi phạm.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.

Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng

Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng

Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng, không để tỉ giá ảnh hưởng kinh tế vĩ mô; huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đây là một số yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Thí điểm cho thuê vỉa hè 11 tuyến đường ở quận 1, dự kiến thu hơn 400 triệu

Thí điểm cho thuê vỉa hè 11 tuyến đường ở quận 1, dự kiến thu hơn 400 triệu

Sau 1 tuần triển khai thí điểm cho thuê vỉa hè 11 tuyến đường trên địa bàn quận 1, đã có 92 trường hợp đăng ký thuê vỉa hè. Tổng số phí dự kiến (tạm tính khi người dân đăng ký) là 431.170.500 đồng.