Chủ tịch VATAP nói gì khi bị tố "bán" giải thưởng cho Vinaca?

Phi Long Thứ năm, ngày 03/05/2018 16:00 PM (GMT+7)
Trao đổi với Dân Việt ngày 3.5 về việc bị tố bán giải thưởng, ông Lê Thế Bảo – Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) đã chính thức giải thích về việc mình bị tố cáo.
Bình luận 0

img

Ông Lê Thế Bảo cho biết: Anh này (ông Nguyễn Thành Tuân – Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (ACT) - PV), người gửi đơn tố cáo) nằm trong nhóm mạo danh Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, đi lừa đảo khắp nơi. Hiệp hội sau khi cân nhắc và đã giải tán trung tâm này. Tuy nhiên, cán bộ, anh em của trung tâm có một số người xin giữ lại nên sau đó Hiệp hội đã cho phép thành lập lại.

Ông Bảo cũng cho biết, sau khi thành lập lại trung tâm đã cử ông Nguyễn Minh Vỹ làm Giám đốc ACT. “Ông Vỹ là Phó giáo sư, Tiến sỹ, một người hiền lành, xin giữ lại ông Tuân làm Phó giám đốc ACT. Sau 3 tháng hoạt động trở lại thì vợ ông Vỹ bị ung thư nên ông Vỹ giao con dấu và quyền điều hành ACT cho ông Tuân”, ông Bảo cho biết.

“Thời gian ông Tuân làm Chủ tịch chỉ thu được 20 triệu đồng nhưng lừa đảo khắp nơi với số tiền lên tới 970 triệu đồng, trong đó chủ yếu là tiền ăn, đi với một cô gái cũng ở trong đơn vị làm kế toán. Sau đó chỉ giải trình được hơn 200 triệu, còn hơn 600 triệu tiền mặt là lừa đảo từ các các cá nhân và chi tiêu không có hóa đơn nào” ông Bảo nói với Dân Việt.

Theo ông Bảo, sau khi biết được hành vi lừa đảo, ông Vỹ là Giám đốc ACT đã bãi miễn chức danh tạm thời và chờ cho ông Tuân giải trình nhưng ông Tuân vẫn trốn tránh. “Hiện nay ông Tuân vẫn đi kiện khắp nơi, nói là đầu tư ABC, nói Hiệp hội thế này, thế khác. Tuy nhiên, VATAP chưa nhận được đơn của ông Tuân, chỉ biết các cơ quan đơn vị đã biết được có đơn tố cáo này. Ông Tuân thậm chí còn gửi đơn kiện lên cả Bộ Nội vụ, Bộ Công Thương và Hiệp hội đã gửi đơn giải trình lên Bộ Nội vụ và Bộ Công Thương và ngoài ra cũng gửi đơn sang Cơ quan công an đề nghị làm rõ vụ việc.Tôi khẳng định việc khiếu kiện của ông Tuân là hoàn toàn bịa đặt, vu khống”, ông Bảo nói.

Ông Bảo còn bức xúc khẳng định với phóng viên: “Hiệp hội ghét nhất là tội làm hàng giả và gian lận thì không bao giờ tha thứ cả”.

Trước đó, sau khi có thông tin đơn vị thành viên của VATAP cấp chứng nhận Top 10 thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hàng đầu Việt Nam ông Lê Thế Bảo - Chủ tịch VATAP khẳng định: Viện Công nghệ chống làm giả hoạt động độc lập, có con dấu riêng, tư cách pháp nhân nên VATAP không liên quan!?

“Họ (Viện Công nghệ chống làm giả - PV) tự tổ chức các phong trào xây dựng thương hiệu với mục đích cổ vũ các doanh nghiệp làm thương hiệu. Mặc dù tổ chức các chương này nhưng khi họ họp hành có mời tôi đâu! Viện Công nghệ chống làm giả hoạt động không liên quan đến VATAP nhưng sau các sự việc lùm xùm thuốc Vinaca làm bằng bột than tre, chúng tôi yêu cầu Viện Công nghệ chống làm giả báo cáo” – ông Bảo nói.

"Thời buổi bây giờ, tôi nghĩ không có gì làm không cho nhau cả, bởi, họ không có tiền Nhà nước cho mà phải tự lực, cùng nhau làm, còn sai đúng tính sau", ông Bảo nói thêm. Cũng liên quan tới nội dung này, trả lời báo chí ngày 17.4, ông Lê Trọng Anh, quyền Giám đốc Trung tâm Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp và Phát triển thương hiệu cho biết, việc trao chứng nhận cho VINACA đạt danh hiệu Top 10 Thương hiệu, Sản phẩm, Dịch vụ hàng đầu Việt Nam - 2017 không phải giải thưởng mà chỉ là đánh giá thương hiệu.

Theo ông Lê Trọng Anh, chương trình được tổ chức để giúp các doanh nghiệp Việt quảng bá thương hiệu, đạt tầm như các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, còn đánh giá về chất lượng sản phẩm là thẩm quyền của cơ quan khác.

Trả lời báo chí trước đó, đại diện Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam thừa nhận, VINACA có đóng góp kinh phí nhưng "không đáng kể" để tổ chức chương trình, được vinh danh.

Trước đó, ông Nguyễn Thành Tuân, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (ACT) đã có đơn tố cáo các lãnh đạo của VATAP và ACT có dấu hiệu lợi dụng quyền hạn làm trái pháp luật trong điều hành quản lý VATAP và ACT.

Theo đơn của ông Nguyễn Thành Tuân, 3 người có tên bị tố cáo trên là ông Bảo, bà Khanh, ông Vỹ đã: Điều hành hoạt động hiệp hội trái với quy định của pháp luật: Hành vi thu tiền của các đơn vị trực thuộc và tổ chức tôn vinh cấp giấy chứng nhận thương hiện sản phẩm cho hàng trăm doanh nghiệp đều không lập phiếu thu, trong khi đó mỗi doanh nghiệp đi dự họp đã phải nộp cho bà Linh - Chánh văn phòng Hiệp hội và tổ chức này là 4 triệu đóng, còn các đơn vị được cấp giấy chứng nhận thì đơn vị ít nhất cũng là 10 triệu đồng, còn có đơn vị tài trợ đến 50 triệu, thậm chí hàng trăm triệu đồng. 

“Các đơn vị này được cấp giấy chứng nhận, được ông Bảo và tổ chức này đã bỏ qua các bước thẩm định theo quy trình của pháp luật và cứ có tiền là cho cấp chứng nhận”, ông Tuân phản ánh. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem