Thứ tư, 01/05/2024

Kinh doanh thức ăn online

07/07/2023 1:00 PM (GMT+7)

Không cần vốn đầu tư lớn, không gò bó thời gian… chính là lợi thế của mô hình kinh doanh thức ăn online. Mô hình này được nhiều người lựa chọn khởi sự kinh doanh, mang về nguồn thu nhập ổn định.

Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, nhu cầu sử dụng các dịch vụ online của người dân gia tăng, nên việc kinh doanh thức ăn online ngày càng phát triển. Đối với người kinh doanh, mô hình bán thức ăn online tiết kiệm được chi phí mặt bằng, vật tư, ai cũng có thể tham gia.

Kinh doanh thức ăn online - Ảnh 1.

Kinh doanh thức ăn online trên mạng xã hội Facebook


Về phía thực khách thì thuận tiện, tiết kiệm được thời gian, phù hợp xu hướng tiêu dùng hiện đại. Không phải đi đâu xa, thậm chí không phải bước ra đường, thực khách chỉ cần mất chút thời gian lướt qua các trang mạng xã hội Facebook, Zalo... có thể dễ dàng tìm thấy đa dạng các món ăn được rao bán với hình ảnh bắt mắt. Chỉ cần đặt hàng trên mạng xã hội hoặc gọi điện thoại, sau 20 - 30 phút là thức ăn được giao tới nhà, với đa dạng món: Phở, cơm chiên, cơm tấm, bún đậu mắm tôm, há cảo, pizza, lẩu...

Với sự tiện dụng đó, hình thức mua đồ ăn qua mạng ngày càng được nhiều người chọn lựa. Bạn Nguyễn Bích Phượng (sinh viên Trường Đại học An Giang) chia sẻ: “Em rất thích mua thức ăn online, vì sự tiện lợi, nhanh chóng. Các món ăn vặt được đăng bán qua mạng rất hấp dẫn, nên em thường tìm đặt mua”.

Tương tự, chị Phan Thị Cẩm Tú (TP. Châu Đốc) bị hấp dẫn bởi những món ăn làm sẵn được bán online. Theo chị Tú, các mặt hàng bán online rất phong phú, có nhiều món ăn lạ miệng, hấp dẫn, giá phải chăng, người mua có thể dễ dàng lựa chọn, chỉ cần đặt mua là có người giao đến tận nhà. Mỗi phần thức ăn có giá bán tương đối “mềm” từ 30.000 - 55.000 đồng, với đầy đủ các món: Bún cá, bún riêu cua, hủ tiếu, bò kho, cháo gà, mì xào... Còn các món ăn vặt, ăn chơi cũng đa dạng không kém, với nhiều mức giá hợp lý.

Nắm bắt thói quen sử dụng mạng xã hội và tâm lý mua thức ăn nhanh, tiện lợi, nhiều người đã nhạy bén kinh doanh ẩm thực online để phục vụ thực khách. Chị Phạm Thị Mỹ Linh (TP. Long Xuyên) cho biết, nắm bắt được xu hướng tiêu dùng online, cùng với việc khai trương địa điểm bán mới, nên chị và các thành viên đã lập các tài khoản trên Facebook, Zalo… để bán thức ăn online.

Ngoài ra, trên trang cá nhân mỗi thành viên của quán ăn thường xuyên đăng bài, quảng cáo hình ảnh các món ngon của quán để lấy tương tác, tiếp nhận đặt hàng. Điều này giúp thực khách tuy không trực tiếp đến quán ăn, nhưng vẫn nắm bắt và cập nhật đầy đủ thông tin, hình ảnh về số lượng, chất lượng các món ăn.

Có hơn 3 năm kinh doanh các món ăn online, chị Trần Thị Trúc Đào (TP. Châu Đốc) chia sẻ, hiện nay, ngoài ưa thích sự tiện lợi, khách hàng còn ưu tiên chọn lựa các món ăn có nguồn gốc tự nhiên, không chất bảo quản. Đa số các món ăn được yêu thích là các món ăn vặt, như: Chè, bánh tráng, bánh chuối nướng... Nhận thấy được nhu cầu này, chị Đào bắt đầu kinh doanh online từ các món ăn vặt “nhà làm”. Có món ăn chị Đào tự tay làm rồi đăng lên mạng, có món chị nhận cung cấp lại từ người quen.

Theo chị Đào, các món ăn tự làm được yêu thích bởi sự mới lạ, có hương vị thơm ngon, đậm đà. Các món ăn vặt thường sử dụng trong ngày nên không sử dụng chất bảo quản, vì thế được nhiều người ưa thích.

"Bình thường thì tôi làm chè, bánh tráng, bánh chuối nướng, trà sữa, sữa chua... Ngoài ra, các dịp lễ, Tết còn kinh doanh thêm bánh mứt, Tết Trung thu thì có bánh trung thu, lễ Tình nhân 14/2 hay Quốc tế Phụ nữ 8/3 thì có các loại bánh ngọt, bánh kem... Nhờ đa dạng món ăn mà thu hút được nhiều khách hàng trẻ”- chị Đào chia sẻ.

Mô hình kinh doanh thức ăn online là nguồn thu nhập chính của chị Lê Thị Kim Cúc (TP. Long Xuyên). Hiện, chị Cúc bán đa dạng các món ăn, như:  Tàu hủ trứng chiên chà bông mỡ hành, bánh đúc mặn, tóp mỡ rim tỏi ớt, sinh tố, sương sâm nước đường… Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, chị Cúc còn nấu thêm các món ăn chay, từ món ăn chơi đến các món ăn no, như: Gà chay, canh chua chay, lẩu chay, bánh hỏi thịt quay chay…

Theo chị Cúc, với sự tiện lợi của các món ăn nấu sẵn nên mô hình kinh doanh này hoạt động khá ổn. Khách chỉ cần đặt hàng qua điện thoại hoặc Facebook, Zalo… chị sẽ chế biến và gửi dịch vụ giao đến địa chỉ khách hàng yêu cầu. Giá cả các món ăn dao động từ vài chục ngàn đồng đến vài trăm ngàn đồng, mỗi phần ăn tùy theo thành phần và số lượng món. Trên tinh thần lắng nghe và cầu thị, chị Cúc luôn quan tâm ý kiến của thực khách để chế biến món ăn hợp vị và không ngừng nghiên cứu, cập nhật thêm nhiều món ăn mới vào thực đơn.

Tương tự, chị Nguyễn Quỳnh Như (bán ăn vặt online ở TP. Long Xuyên) cho biết, bán thức ăn online hiện nay đang là xu thế, vì ai cũng có điện thoại thông minh và có dịch vụ giao hàng. Ngoài những món ăn dành cho giới trẻ, như: Bánh tráng, gà rán, cá viên, khoai tây chiên... chị Như còn phục vụ, chế biến những món: Sụn gà, mề gà, bạch tuộc, mực, trứng non chiên giòn… kèm nhiều loại sốt hấp dẫn thực khách với mức giá khá mềm, chỉ từ 50.000 - 139.000 đồng.

“Đặc biệt, vào các dịp lễ, Tết tôi nhận được rất nhiều đơn hàng, vì nhu cầu khá lớn. Đây là dịp để gia đình, bạn bè gặp gỡ, ăn uống tiệc tùng nên việc kinh doanh khá bận rộn. Thậm chí vào những lúc cao điểm, nhiều đơn mới phát sinh, tôi phải từ chối vì làm không kịp” - chị Như chia sẻ.

Mô hình kinh doanh thức ăn online không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho người kinh doanh, mà còn giúp các thực khách dễ dàng thưởng thức được các món ăn ngon ngay tại nhà, không cần phải đi xa. Chính lợi ích song song này thúc đẩy kết nối cung cầu, góp phần phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.

Theo báo An Giang

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Trong khi cửa ngõ phía Tây ùn ứ cục bộ, phương tiện nhúc nhích từng chút thì cửa ngõ phía Đông TP.HCM lại khá "dễ thở".

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Thị trường nhà ở phía Nam bắt đầu đón nhận những tín hiệu tín hiệu tích cực nhờ động thái mới của các chủ đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm đảm bảo pháp lý.

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Nhờ đóng góp của ngành du lịch, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 năm nay tăng 2% so với tháng 3 và tăng 9% so với tháng 4/2023, theo Tổng cục Thống kê.

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Ông Trần Mộng Hùng, nhà sáng lập ACB và Chủ tịch HĐQT đầu tiên của ngân hàng này, vừa mất. Ông Hùng là cha của ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB hiện nay.

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một phần lớn được dồn vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị phối hợp, tăng cường chế độ hậu kiểm người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội để hạn chế phát sinh tiêu cực.