• Trên các số báo vừa qua, Báo NTNN/Dân Việt đã phản ánh tình trạng giá nhiều loại nông sản giảm giá thê thảm, khiến nông dân thua lỗ khi Tết Nguyên đán 2018 đã cận kề. Xung quanh vấn đề này, NTNN ghi nhận ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp, nhà quản lý phân tích về việc vì sao “bài ca” được mùa mất giá liên tục tái diễn.
  • Theo khảo sát của phóng viên NTNN/Dân Việt, tại các vùng nuôi lợn quy mô lớn ở miền Bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Ninh Bình, giá lợn hơi vẫn đang tiếp tục giảm sâu, có nơi chỉ còn trên dưới 15.000 đồng/kg lợn hơi. Nhiều hộ nuôi lợn đã phải bán tống, bán tháo đàn nái, có hộ phải bán cả đồ đạc trong nhà để lấy tiền mua cám cho lợn ăn cầm cự chờ giá lên.
  • Quan chức Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, không chỉ nông dân Việt Nam điêu đứng vì lợn, thịt lợn Mỹ cũng đang trong trình trạng dư thừa.
  • “Bộ NNPTNT đề nghị các doanh nghiệp (DN) thức ăn chăn nuôi có cam kết giảm giá bán bằng văn bản gửi Bộ chứ không phải hứa suông. Trong cam kết phải ghi rõ giảm giá như thế nào, giảm các mặt hàng cụ thể gì để Bộ lập danh sách kiểm soát và khen thưởng kịp thời”. Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám (ảnh) khẳng định như vậy khi trao đổi với phóng viên Báo NTNN.
  • Việc các doanh nghiệp (DN) giảm giá bán thức ăn, thuốc thú y, con giống là sự chia sẻ hết sức cần thiết đối với người chăn nuôi lợn. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, một vướng mắc rất quan trọng khác cần được tháo gỡ đó là khơi thông thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước. Trách nhiệm này thuộc Bộ Công Thương.
  • Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty CP Tập đoàn Dabaco, Công ty Massan, Tập đoàn Japfa là những đơn vị tiên phong cam kết giảm giá bán thức ăn, thuốc thú y, con giống, sản phẩm thịt lợn để góp phần cứu ngành chăn nuôi lợn đang trong tình cảnh “bi thảm”.