Chủ nhật, 19/05/2024

Giá vàng “đỏng đảnh”, đã đến lúc bỏ thế độc quyền của SJC?

12/08/2022 3:20 PM (GMT+7)

Sau 4 phiên giao dịch giảm giá liên tiếp, ngày 12/8, giá vàng trong nước quay đầu bật tăng. Hiện, giá vàng trong nước vẫn đang cao hơn giá vàng thế giới khoảng 16,7 triệu đồng/lượng.

Giá vàng “đỏng đảnh”, đã đến lúc bỏ thế độc quyền của SJC? - Ảnh 1.

Giá vàng trong nước vẫn đang cao hơn giá vàng thế giới khoảng 16,7 triệu đồng/lượng... Ảnh: Quốc Hải

Đầu giờ chiều nay (ngày 12/8), giá vàng miếng trong nước được Tập đoàn Phú Quý niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,3 – 67,25 triệu đồng/lượng. Mức giá này tăng 200.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 150 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với hôm qua.

Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức 66,25 - 67,25 triệu đồng/lượng. Mức giá này tăng 150.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch trước đó.

SJC TP.HCM thì niêm yết ở mức 66,3 - 67,3 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra. Tương tự, SJC Hà Nội cũng niêm yết giá vàng tăng 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, ở mức 66,3 - 67,32 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường quốc tế, sáng 12/8 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới ở mức 1.787 USD/ounce, tăng 2 USD/ounce so với cuối phiên giao dịch hôm qua. Theo tỷ giá hiện hành tại Vietcombank (23.550 đồng/USD), giá vàng thế giới khoảng 51,5 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.808 USD/ounce.

Quy đổi theo tỷ giá USD tự do chưa thuế, phí, giá vàng thế giới đang rẻ hơn trong nước khoảng 16,77 triệu đồng/lượng.

Giá vàng “đỏng đảnh”, đã đến lúc bỏ thế độc quyền của SJC? - Ảnh 2.

Hiện giá vàng trong nước vẫn đang chênh lệch rất lớn với giá vàng thế giới... Ảnh: Quốc Hải

Liên quan đến việc giá vàng trong nước hiện vẫn đang chênh lệch rất lớn với giá vàng thế giới, chuyên gia tài chính - kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định, cho đến hiện tại, những biện pháp chống "vàng hóa" của NHNN và Chính phủ đã thành công.

Tuy nhiên, những biện pháp mà NNHN dùng trong hơn 10 năm qua, trong đó có việc đưa SJC thành thương hiệu vàng độc quyền giờ có lẽ đã không còn hợp thời.

Theo ông Hiếu, ở những năm trước 2012, khi có biến động về kinh tế người dân thường đổ xô mua vàng, nhưng thời điểm này đã khác, người dân không mua vàng nhiều như trước và bỏ tiền vào bất động sản hay đầu tư chứng khoán, tiền gửi ngân hàng cũng rục rịch tăng lên do lãi suất tăng.

"Vàng có giá trị rất cao trong khủng hoảng, nó luôn là tài sản trú ẩn an toàn về tài chính. Tuy nhiên, Việt Nam khó có thể gặp tình trạng bất ổn, khủng hoảng như giai đoạn trước.

Thêm vào đó, chiến tranh đã lùi xa về quá khứ, lạm phát cũng không thể ở mức mấy chục phần trăm như trước cho nên không còn lý do để người dân tích trữ vàng. Vai trò của vàng SJC không còn cần thiết như trước và nên bỏ thế độc quyền của SJC", ông Hiếu nói thêm.

Cũng theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, cần sửa đổi các quy định của Nghị định 24 để giải quyết được các vấn đề của thị trường vàng.

"Việc sản xuất vàng miếng SJC là do NHNN nắm độc quyền, việc này không phù hợp với nền kinh tế thị trường. NHNN không thể đứng sau một thương hiệu nào của xã hội. Để thị trường mang tính cạnh tranh thì cần bỏ thế độc quyền", ông Hiếu khẳng định.

Vị chuyên gia này cho rằng, để thị trường này ổn định và vận động theo đúng kinh tế thị trường thì vai trò là nhà nhập khẩu vàng duy nhất của NHNN cũng phải thay đổi.

"Không chỉ là SJC mà nên cho một số nhà kinh doanh vàng uy tín và có tiềm lực tài chính nhập khẩu vàng bên cạnh NHNN để không còn tình trạng có những thời điểm vàng trong nước chênh so với thế giới tới hơn 20 triệu đồng/lượng. Đầu vào của thị trường vàng bị nghẽn lại do nguồn cung của NHNN dẫn đến tình trạng đẩy giá lên cao", ông Hiếu cho hay.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.