Tại sao Chu Nguyên Chương ép tất cả hậu cung của mình cùng chết?

Tùy Ý (Theo SH) Thứ hai, ngày 22/04/2019 15:09 PM (GMT+7)
Sau khi Chu Nguyên Chương chết, những phi tử đã từng được ông yêu chiều, sủng ái đều phải chết theo toàn bộ.
Bình luận 0

Tục tuẫn táng là một trong những hủ tục vô cùng tàn nhẫn, cũng vô cùng vô nhân đạo. Hủ tục này bắt đầu sớm nhất vào thời kỳ nhà Ân, đến thời nhà Hán mới bắt đầu dần bị bãi bỏ. Tuy nhiên, cũng không phải bãi bỏ vĩnh viễn, có những hoàng đế, vì nguyên nhân nào đó, vẫn quyết định thực hiện hủ tục đáng sợ này.

Vào thời nhà Minh, hoàng đế Chu Nguyên Chương đã khôi phục lại hủ tục tuẫn táng này. Sau khi ông chết, những phi tử đã từng được ông yêu chiều, sủng ái đều phải chết theo toàn bộ. Tại sao Chu Nguyên Chương lại muốn làm như vậy? Các sử gia đã chỉ ra vài điểm cơ bản như sau.

img

Ảnh minh họa.

Thứ nhất, Chu Nguyên Chương là một hoàng đế có lòng tự trong cực cao. Giả như sau khi ông chết, những phi tử được phép xuất cung, gây ra chuyện gì xấu hổ, nhất định sẽ khiến thanh danh của hoàng thất bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, lưu lại những phi tử xinh đẹp như hoa như ngọc này trong cung cũng không thích hợp. Nếu như những phi tử này có ý ngạo tâm cao, lại câu dẫn những thành viên khác trong hoàng tộc, làm ra chuyện trái luân thường đạo lý, vậy lại càng rắc rối hơn.

Chỉ có mang theo toàn bộ những phi tử này cùng chết, như vậy những chuyện tình nhạy cảm, những sự việc phức tạp sẽ không phát sinh, hơn nữa, ở thế giới bên kia, ông cũng không cô đơn.

img

Ảnh minh họa.

Thứ hai, Chu Nguyên Chương có bệnh đa nghi rất nặng. Tiền triều phát sinh chuyện hậu cung loạn chính, Chu Nguyên Chương đã không còn tin tưởng tuyệt đối bất cứ nữ nhân nào. Ông cho rằng lưu lại hậu cung sẽ lưu lại tại họa ngầm. Vì vậy, tuẫn táng toàn bộ phi tử theo mình là cách giải quyết tốt nhất.

Thứ ba, thái tử Chu Tiêu tương đối yếu ớt, không có khí phách và quyết đoán như Chu Nguyên Chương. Tuy rằng cuối cùng ngôi vị hoàng đế do tôn tử là Chu Duẫn Văn kế thừa thế nhưng Chu Nguyên Chương mong muốn trước khi chết, ông sẽ giúp hậu thế dọn dẹp một số phiền toái không cần thiết.

Kể từ đó, tục tuẫn táng tiếp tục được tiến hành. Mãi đến thời vua Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn, hủ tục đáng sợ này mới được phế bỏ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem