Đường Tùng nào Vua đi…

Bài và ảnh: Hoàng Tuấn Thứ năm, ngày 23/04/2015 15:54 PM (GMT+7)
Con đường Tùng dẫn lên chùa Hoa Yên với những gốc Tùng cổ thụ ngàn năm tuổi, tính vào thời điểm tháng 10 năm Kỷ Hợi (1299), Vua Trần Nhân Tông, xuất gia vào tu ở núi Yên Tử thì cách nay đúng 716 năm.
Bình luận 0
Hiện có hai đường leo núi để lên chùa Hoa Yên, nơi thờ vị tổ sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm, là  đường Trúc và đường Tùng... Và tôi đi theo đường Tùng để lên chùa Hoa Yên (tính trên đường xuống núi sẽ theo đường Trúc).

Sử sách ghi lại, Chùa Hoa Yên trước có tên là chùa Vân Yên do Đức Trần Nhân Tông đặt tên, nghĩa là mây khói. Khi Vua Lê Thánh Tông lên thăm chùa vào dịp xuân cách đây 500 năm, cả một rừng núi xung quanh chùa nào hoa mai vàng, bạch hải đường, bích đào, hồng đào, hoa bưởi… nên nhà vua đã đổi tên thành chùa Hoa Yên như bây giờ.
img
Đường lên chùa Hoa Yên.
Con đường Tùng dẫn lên chùa ngày nay vẫn vẹn nguyên những gốc Tùng cổ thụ ngàn năm tuổi, những cây bạch tùng, xích tùng với bộ rễ chằng chịt vết thời gian bám vào những bậc đá... nuôi xanh cây với thời gian. Nhớ câu chuyện một nhà văn kể lại: “Leo núi Yên Tử, khi nào cảm thấy mệt đuối sức, cứ ôm lấy thân cây tùng, nhắm mắt, tĩnh tâm thở nhẹ một lúc, sẽ thấy người khỏe lại ngay. Chính là “cụ Tùng” truyền năng lượng cho ấy”. Và tôi leo được đến đỉnh chùa Đồng, đỉnh thiêng Yên Tử là nhờ năng lượng của các "cụ Tùng" nơi núi thiêng Yên Tử.
 
Sau khi xuyên qua đường Tùng, đến được vườn tháp Huệ Quang, đếm có 97 ngọn tháp là mộ tháp của những nhà sư tu hành rồi qua đời tại Yên Tử. Trong đó mộ Tháp Điều Ngự Giác Hoàng Phật Hoàng Trần Nhân Tông ở chính giữa vườn tháp là lớn nhất, xây bằng đá xanh từ đời Trần, trùng tu vào đời Lê. Trong tháp có tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đá cẩm thạch, có tên Huệ Quang Kim. Tháp xây vào năm Kỷ Dậu 1309, một năm sau khi Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông hiển Phật vào đêm mùng 3 tháng 11 năm 1308, sau 9 năm tu hành trên Yên Tử, để quàn xá lợi Phật Hoàng.
 
Tôi đến nơi mộ tháp Phật Hoàng vào lúc gần chính ngọ, dâng hương Phật Hoàng và xin phép chụp Tượng thờ Phật Hoàng, một khoảnh khắc màu nhiệm trong đời mà tôi có được. Tôi chọn cho mình một góc trong khuôn viên Huệ Quang Kim Tháp ngồi ngắm tháp, những gốc đại cổ thụ ngàn năm tuổi che mưa nắng cho cổ tháp mộc mạc, bình dị của đức Vua, Phật Hoàng, mà tư tưởng của Trần Nhân Tông vẫn như nguyên giá trị:

"Chuộng công danh, lồng nhân nghĩa/ Thực ấy phàm phu
Say đạo đức, dời thân tâm/ Định nên thánh trí" - (Cư trần lạc đạo phú, Trần Nhân Tông)
img
Đường Tùng với những cây "cụ Tùng" ngàn năm tuổi.
img

img

img

img

img

img

img
Vườn tháp Huệ Quang dưới bóng Tùng.
img

img

img
Huệ Quang Kim Tháp lớn nhất nằm ở giữa vườn tháp, để quàn xá lợi Đức Điều Ngụ Giác Hoàng.
img

img

img
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trong Huệ Quang Kim Tháp, với Tôn hiệu là Đại thánh Trần triều Trúc lâm Tĩnh tuệ giác hoàng Điều ngự tổ Phật.
img

img
Những cây đại thụ ngàn năm che nắng mưa cho mộ Tháp Phật Hoàng.
img
Mắt rồng bên Tháp Phật Hoàng.
img
Bệ rồng lên chùa Hoa Yên.
img
Chùa Hoa Yên thờ vị tổ sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm vua Trần Nhân Tông.
img

img
Gốc Đại thụ 700 năm tuổi trên Chùa Hoa Yên.
img

img

img
Tác giả leo đến đỉnh chùa Đồng, đỉnh thiêng Yên Tử là nhờ năng lượng của các Cụ Tùng… phóng tầm mắt chiêm ngưỡng cảnh quan bao la hùng vĩ.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem