Đụng độ Mỹ - Cuba (Kỳ 1): Thế khó buộc Mỹ phải tung đòn tấn công

Thứ ba, ngày 14/09/2021 12:33 PM (GMT+7)
Do cuộc tấn công bất ngờ từ phía Mỹ, những người lính Cuba đã phải chịu tổn thất và đầu hàng, tuy nhiên chiến thắng về mặt quân sự cũng không giúp người Mỹ ngẩng cao đầu trên trường quốc tế.
Bình luận 0
Đụng độ Mỹ - Cuba (Kỳ 1): Thế khó buộc Mỹ phải tung đòn tấn công - Ảnh 1.

Trong các sự kiện của Chiến tranh Lạnh, cuộc xâm lược của Mỹ vào Grenada năm 1983 là một trong những sự kiện đặc biệt nhất. Cho đến nay có thể coi đây là lần duy nhất mà quân đội Mỹ và Cuba trực tiếp đụng độ. Nó cũng là một trong những sự kiện gây tranh cãi ngoại giao lớn, dù chiến thắng về quân sự nhưng nước Mỹ vẫn bị coi là thất bại trong trận chiến này. Ảnh: Warhistory.

Đụng độ Mỹ - Cuba (Kỳ 1): Thế khó buộc Mỹ phải tung đòn tấn công - Ảnh 2.

Grenada là quốc đảo nhỏ bé trung lập ở vùng biển Caribe, với diện tích 350km2, dân số chỉ 91.000 người. Vị thế trung lập của nó đã bị lung lay khi chính quyền cánh tả của Maurice Bishop lên nắm quyền. Ảnh: Warhistory.

Đụng độ Mỹ - Cuba (Kỳ 1): Thế khó buộc Mỹ phải tung đòn tấn công - Ảnh 3.

Tuy nhiên, do nhận định rằng chính phủ của Maurice Bishop không có ý định gây hại đến nước Mỹ và các nước xung quanh, nên Washington vẫn quyết định để cho Bishop lãnh đạo Grenada bình thường. Lý do là Maurice Bishop chỉ cho phép trao đổi thương mại bình thường với Cuba, Liên Xô, Đông Đức,... nhưng vẫn khước từ việc cho quân đội các nước này đặt chân lên lãnh thổ. Ảnh: Warhistory.

Đụng độ Mỹ - Cuba (Kỳ 1): Thế khó buộc Mỹ phải tung đòn tấn công - Ảnh 4.

Dưới thời Bishop, Grenada vẫn là một hòn đảo du lịch tương đối thịnh vượng, thậm chí hàng nghìn sinh viên Mỹ đến đây để học tập vì chi phí rẻ nhưng chất lượng cao trong Khối Thịnh Vượng chung của Anh. Ảnh: Warhistory.

Đụng độ Mỹ - Cuba (Kỳ 1): Thế khó buộc Mỹ phải tung đòn tấn công - Ảnh 5.

Nhưng năm 1983, biến cố xảy ra khi tướng Hudson Austin, được các đặc nhiệm Cuba hỗ trợ đã lật đổ và sát hại Bishop. Ngay sau đó, một chính quyền quân sự của Grenada được thành lập với sự hỗ trợ của Liên Xô, Cuba, Đông Đức, Bulgaria, Bắc Triều Tiên,… Ảnh: Warhistory.

Đụng độ Mỹ - Cuba (Kỳ 1): Thế khó buộc Mỹ phải tung đòn tấn công - Ảnh 6.

Kế hoạch của phe Hudson Austin là biến hòn đảo Grenada, vốn nằm ở vùng xa nhất của Caribe, cách xa nước Mỹ thành một ''pháo đài'' theo đúng nghĩa đen để chống lại Washington. Ảnh: Warhistory.

Đụng độ Mỹ - Cuba (Kỳ 1): Thế khó buộc Mỹ phải tung đòn tấn công - Ảnh 7.

Thực hiện kế hoạch này, các nước đồng minh đã giúp Grenada tăng cường lực lượng quân đội từ 2.000 lên khoảng 5.000 binh lính. Cùng với đó, Cuba là nước gửi quân lớn nhất, khoảng 800 lính dưới sự chỉ huy của tướng Pedro Tortoló đến Grenada. Liên Xô, Đông Đức, Bulgaria và Triều Tiên mỗi nước gửi 49, 16,14 và 24 cố vấn đến Grenada. Ảnh: Warhistory.

Đụng độ Mỹ - Cuba (Kỳ 1): Thế khó buộc Mỹ phải tung đòn tấn công - Ảnh 8.

Để xây ''pháo đài Grenada'', quân đội Liên Xô đã chuyển đến đây một kho vũ khí lớn gồm cả xe bọc thép, pháo phòng không, súng trường, lựu đạn, cùng hàng triệu viên đạn các loại. Họ cũng mở rộng đường băng của sân bay trên đảo để máy bay vận tải cỡ lớn hạ cánh. Ảnh: Warhistory.

Đụng độ Mỹ - Cuba (Kỳ 1): Thế khó buộc Mỹ phải tung đòn tấn công - Ảnh 9.

Tuy nhiên, các lãnh đạo quân đội Cuba lúc đó nhận định: Mỹ sẽ không mạo hiểm dư luận can thiệp vào một hòn đảo xa xôi ở Caribe. Vì chủ quan như vậy, nên quân đội Cuba đã không tăng cường thêm quân ở Grenada, mà duy trì ở mức 800 người, chủ yếu là phòng không, công binh,… Ảnh: Warhistory.

Đụng độ Mỹ - Cuba (Kỳ 1): Thế khó buộc Mỹ phải tung đòn tấn công - Ảnh 10.

Tổng thống Reagan nổi tiếng cứng rắn của Mỹ, vẫn phải chịu áp lực của dư luận cả trong và ngoài nước về vấn đề Grenada. Vị thế của Grenada khá đặc biệt, dù ở thế đối đầu Mỹ, nhưng quốc gia này cũng là một thành viên khối Thịnh vượng Chung. Trước khi cuộc xâm lược diễn ra, thủ tướng Thatcher của Anh từng nhiều lần cảnh báo Reagan về ''hậu quả tai hại'' nếu đụng vào thành viên Khối Thịnh vượng. Ảnh: Warhistory.

Đụng độ Mỹ - Cuba (Kỳ 1): Thế khó buộc Mỹ phải tung đòn tấn công - Ảnh 11.

Hơn nữa, từ sau chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã 10 năm chưa can thiệp vào cuộc chiến nào lớn, gây ra lo ngại về khả năng chiến đấu xa của quân đội. Trong khi đó, các nhân vật cánh tả trong chính quyền Mỹ chỉ trích Reagan "phóng đại hóa" mối đe dọa từ một đường băng 3km trên hòn đảo 91.000 dân. Ảnh: Warhistory.

Đụng độ Mỹ - Cuba (Kỳ 1): Thế khó buộc Mỹ phải tung đòn tấn công - Ảnh 12.

Tuy vậy, các cố vấn quân sự của Reagan thuyết phục tổng thống về một viễn cảnh ''Cuba thứ 2'' ở Grenada, cho rằng Grenada có thể trở thành một căn cứ tên lửa thứ 2 của Liên Xô và thậm chí máy bay ném bom của Liên Xô có thể đáp ở Grenada, đe dọa toàn bộ khu vực Mỹ Latinh. Ảnh: Warhistory.

Đụng độ Mỹ - Cuba (Kỳ 1): Thế khó buộc Mỹ phải tung đòn tấn công - Ảnh 13.

Hơn nữa, họ thuyết phục Tổng thống rằng tính mạng của hàng nghìn sinh viên Mỹ đang học tập ở Grenada bị đe dọa, đề nghị Tổng thống có ''hành động khẩn cấp''. Vậy là Reagan đã đưa ra quyết định chớp nhoáng, vào lúc 05 giờ ngày 25/10/1983 ông ra lệnh cho 7.500 binh lính tấn công Grenada. Cuộc xâm lược Grenada mở đầu một cách bất ngờ không ai tính đến. Ảnh: Warhistory.

 

Thái Hòa (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem