Chủ nhật, 19/05/2024

Du xuân với những lễ hội đáng nhớ đầu năm

06/02/2023 8:00 AM (GMT+7)

“Tháng Giêng là tháng ăn chơi”, sau Tết người ta lại rộn ràng trảy hội. Với tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, khắp nơi tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn những bậc tiền nhân có công với nước, các làng xã vẫn duy trì các hội làng…

"Tháng Giêng là tháng ăn chơi", sau Tết người ta lại rộn ràng trảy hội. Với tinh thần "Uống nước nhớ nguồn", khắp nơi tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn những bậc tiền nhân có công với nước, các làng xã vẫn duy trì các hội làng…

Du xuân với những lễ hội đáng nhớ đầu năm - Ảnh 1.

Động Hương Tích, chùa Hương


Lễ hội chùa Hương

Một lễ hội có thể nói là lớn nhất miền Bắc sau Tết Nguyên đán là lễ hội chùa Hương. Ngày xưa, khi ăn Tết xong, nam thanh, nữ tú, thậm chí cả trung niên, phụ lão thường rủ nhau đi hội chùa Hương. Họ khởi hành từ Hà Nội bằng tàu hỏa đến ga Phủ Lý rồi thuê một con đò xuôi theo sông Đáy đến suối Yến. Sau một đêm ở lại bến Đục, sáng hôm sau chiếc thuyền nan sẽ đưa du khách dọc theo suối Yến, qua chiếc cầu bắc ngang suối có cây gạo hoa nở đỏ rực. Trên đường từ đền Trình vào chùa chính, những chiếc thuyền nan chở các bà mặc áo dài nâu, đầu vấn khăn, tay lần tràng hạt vừa đi vừa lầm rầm đọc kinh. Nếu ai đến chùa Hương vào cuối thu sẽ còn bắt gặp cảnh những chiếc thuyền trên suối đan nhau trên làn nước xanh ngắt với rợp trời hoa súng tạo nên khung cảnh thần tiên, huyền ảo.

Hương Tích là ngôi chùa lớn tồn tại lâu đời với nhiều thắng cảnh hữu tình thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Lễ hội cũng được xem như hành trình về miền đất Phật của các Phật tử. Do lượng du khách đổ về ngày một đông, trước ngày khai hội, UBND huyện Mỹ Đức đã triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo đảm an ninh trật tự, giữ sạch môi trường. Chẳng thế mà suốt cả thế kỷ, đến hẹn lại lên, cứ ra Giêng là Phật tử, khách du xuân cả nước đã tìm đến chùa Hương trảy hội.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng

Lễ hội Hai Bà Trưng được tổ chức long trọng tại đền Hát Môn (xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội). Đây là đền thờ Hai Bà Trưng, người đã có công dấy binh khởi nghĩa chống quân Hán xâm lược nước ta vào năm 40 sau Công nguyên. Trong ngày lễ hội, ngoài tổ chức đại lễ dâng hương, rước kiệu, người ta sẽ cùng nhau tham gia nhiều hoạt động văn hóa, thể thao vui chơi như kéo co, vật, đu quay, hát quan họ, chơi cờ tướng, cờ người… Đặc biệt, trong lễ hội không thể thiếu món bánh trôi.

Truyền thuyết kể lại rằng, ngày ấy hai chị em Bà Trưng bị quân giặc đuổi rát, đến cửa Hát Môn thì đói bụng, hai bà vào quán hàng bà lão mỗi người ăn đĩa bánh trôi rồi gieo mình xuống sông tự vẫn. Vì vậy, từ sáng sớm khi trời còn phủ sương, trên triền đê làng sẽ nom mờ ảo một đoàn thiếu nữ áo dài đỏ, quần đỏ, đầu đội mâm có lồng bàn đỏ, bên trong là những đĩa bánh trôi do dân làng làm từ hôm trước để dâng lên hai bà.

Khi tiếng trống hội vang xa là lúc người dân trảy hội ngày một đông. Họ từ các làng xã trong huyện, từ các địa phương khác đổ về. Không khí mỗi lúc một náo nhiệt. Từng đoàn các bà, các cô đội lễ dâng hương lần lượt đi vào đền chính. Các vị cao niên trong làng đã mũ áo, cân đai đứng trang trọng hai bên. Huyện Phúc Thọ đã chính thức công nhận lễ hội Hát Môn là lễ hội lịch sử hàng năm tưởng nhớ công ơn của hai vị nữ anh hùng có công đánh giặc giữ nước. Do vậy ngay trước ngày mở hội, UBND huyện đã quán triệt việc tổ chức sao cho thật long trọng, ý nghĩa nhưng phải tiết kiệm, lành mạnh, bảo đảm trật tự an ninh.

Du xuân với những lễ hội đáng nhớ đầu năm - Ảnh 3.

Ngoài việc chiêm bái đền cùng các lăng tẩm vua Trần, du khách thập phương còn được tận hưởng không khí lễ hội rộn ràng tại lễ hội đền Trần (Thái Bình)

Lễ hội đền Trần sáng ngời “Hào khí Đông A”

Năm 2023 là năm đầu tiên lễ hội đền Trần được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh. Đền tọa lạc tại xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Binh. Trong đêm khai mạc, du khách thập phương được mãn nhãn với màn trống hội, múa rồng, múa lân, pháo hoa, màn khởi trống khai hội… Đặc biệt là chương trình nghệ thuật “Hào khí Đông A” với sự tham gia của trên 200 nghệ sĩ trong cả nước tái hiện chiến công vang dội 3 lần đánh tan giặc Nguyên Mông và thời kỳ đất nước phát triển rực rỡ của vua tôi nhà Trần thưở trước.

Về với lễ hội, ngoài việc chiêm bái đền cùng các lăng tẩm vua Trần, du khách thập phương còn được tận hưởng không khí lễ hội rộn ràng với các phần thi vô cùng đặc sắc, hấp dẫn như thi pháo đất, thi cỗ cá… Không chỉ được biết đến là một vương triều với nhiều chiến công đánh giặc oanh liệt, nhà Trần còn để lại cho hậu thế những nét sinh hoạt văn hóa rất đặc sắc, đó là lễ giao chạ (kết nghĩa chị em) giữa 2 làng Vân Đài (xã Chí Hòa) và làng Tam Đường (xã Tiến Đức) đã tồn tại hơn 7 thế kỷ; lễ rước nước và thi cỗ cá độc đáo. Đây thực sự là những nét sinh hoạt mang giá trị văn hóa, lịch sử không dễ tìm thấy ở bất kỳ địa phương nào trên cả nước.

Theo Ban tổ chức, các hoạt động phần lễ gồm lễ dâng hương tại lăng mộ các vua Trần, tế mở cửa đền, lễ dâng cặp bánh kỷ lục Việt Nam của Công ty CP quốc tế Bảo Hưng, lễ rước nước từ ngã ba sông Hồng về đền Trần (rước thủy và rước bộ), lễ bái yết và trình diễn thư pháp về 2 câu thơ của vua Trần Nhân Tông: “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã/ Sơn hà thiên cổ điện kim âu” (Xã tắc hai phen chồn ngựa đá/ Non sông ngàn thuở vững âu vàng) và các hoạt động tế lễ khác.

Song song với phần lễ là các hoạt động phần hội. Bên cạnh triển lãm nhiếp ảnh mỹ thuật tỉnh Thái Bình mừng Đảng, mừng xuân, ở phần hội còn nhiều hoạt động độc đáo, mang lại cho nhân dân và du khách những ký ức đẹp, cảm xúc mới lạ về hương vị Tết xưa. Đó là các hoạt động liên hoan văn nghệ, thi gói bánh chưng, tổ chức Ngày thơ Việt Nam, tổ chức giải võ cổ truyền tỉnh Thái Bình, giải kéo co huyện Hưng Hà, thi kéo lửa nấu cơm cần xã Tiến Đức.

Theo ANTĐ

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.