Dự án Nhổn - Ga Hà Nội có kịp vận hành khai thác vào cuối năm?

Vũ Khoa Thứ hai, ngày 28/08/2023 14:00 PM (GMT+7)
Hiện tại, tiến độ thi công, lắp đặt các nhà ga thuộc tuyến Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đa số đều đạt trên 99%.
Bình luận 0

Đa số gói thầu tuyến Đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội đều đạt trên 99%

Phó trưởng BQL Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) Lê Trung Hiếu cho biết, Giai đoạn 1 của dự án Nhổn – Ga Hà Nội đang được đặt kỳ vọng sẽ đưa vào vận hành khai thác trong khoảng thời gian cuối năm 2023, đầu năm 2024 nếu đạt điều kiện thuận lợi nhất. Toàn bộ gói thầu thuộc giai đoạn 1, từ ga S1 đến S8 đã hoàn thành 99,7% hiện tại tất cả các gói thầu thành phần của dự án đều đã hoàn thành trên 99%. MRB cho biết đơn vị đang nỗ lực để đưa dự án sớm vào vận hành.

Dự án Nhổn - Ga Hà Nội có kịp vận hành khai thác vào cuối năm? - Ảnh 1.

Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội kỳ vọng được đưa vào khai thác vào cuối năm 2023

Theo MRB, tính đến thời điểm hiện tại, tiến độ thi công đoạn trên cao tuyến ĐSĐT thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội đạt tỉ lệ cao. Các công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị tại 8 ga trên cao của Dự án đã hoàn tất. Đồng thời, việc tháo dỡ toàn bộ hàng rào tôn bảo vệ trong quá trình thi công tại các công trường cũng đã được thực hiện.

Hiện tại, Dự án có 3 gói thầu đã hoàn thành gồm CP01 - Tuyến đoạn trên cao, gói CP02 - Các ga trên cao, gói CP04 - Hạ tầng kỹ thuật Depot. Đa số các gói đều đã đạt trên 99%. Duy nhất có gói CP09 - Hệ thống vé - tiến độ đoạn trên cao mới đạt 98,3%. Để tiến tới vận hành thử trước khi vận hành chính thức, Dự án đang tiến hành công tác đào tạo vận hành, đánh giá và báo cáo an toàn hệ thống, nghiệm thu.

img
img

 Cảnh quan quanh các nhà ga

"Tới đây, chúng tôi chỉ còn triển khai các biên bản thỏa thuận với nhà thầu cùng các đơn vị liên quan để hoàn thành các biên bản bàn giao đưa vào sử dụng. Từng biên bản này do các cơ quan khác nhau, do đó chúng tôi sẽ hết sức cố gắng", Phó trưởng Ban MRB cho biết.

Hiện còn một số vấn đề phải giải quyết tới đây là vấn đề cốt lõi, MRB sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng. Bởi theo lý giải của MRB, bất cứ 1 nội dung nhỏ nào có thể gây mất an toàn đều phải được hoàn thiện trước khi khai thác.

Dự án Nhổn - Ga Hà Nội có kịp vận hành khai thác vào cuối năm? - Ảnh 3.

Phó Trưởng Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội Lê Trung Hiếu

Dự án Nhổn - Ga Hà Nội có thể kéo dài vì "rừng" thủ tục?

Về công năng, 8 nhà ga trên cao thuộc Dự án có chiều cao khoảng 22,5 mét, chiều rộng khoảng 24 mét, nằm cách mặt đường 8m. Mỗi nhà ga được thiết kế với 3 tầng gồm tầng mặt đất, nơi hành khách bắt đầu tiếp cận các cầu thang để lên trên ga, nơi bố trí máy phát điện dự phòng, hệ thống bơm cấp nước phục vụ sinh hoạt và PCCC; tầng trung chuyển - được chia làm hai khu vực riêng biệt: khu vực hành khách mua, soát vé, các dịch vụ tiện ích phục vụ hành khách và khu vực kỹ thuật điều hành hoạt động nhà ga; tầng ke ga - nơi khách đợi, lên tàu, đi kèm với hệ thống chỉ dẫn các thông tin cho hành khách, hệ thống kiểm soát an toàn phục vụ vận hành.

Dự án Nhổn - Ga Hà Nội có kịp vận hành khai thác vào cuối năm? - Ảnh 4.

MRB đang tiến hành các bước thử nghiệp vận hành hệ thống kỹ thuật

Tuyến ĐSĐT Nhổn - Ga Hà Nội có tên gọi chính thức của 8 nhà ga được đặt theo vị trí địa lý mà tuyến đi qua, bao gồm: Ga Nhổn, Ga Minh Khai, Ga Phú Diễn, Ga Cầu Diễn, Ga Lê Đức Thọ, Ga Đại học Quốc gia, Ga Chùa Hà, Ga Cầu Giấy.

Hiện tại, hệ thống thu vé được lắp đặt hoàn thiện tại tầng trung chuyển của 8 ga trên cao.

Hệ thống được thiết kế theo tiêu chuẩn Châu Âu, các thiết bị có xuất xứ chủ yếu từ Pháp. Một số thiết bị của hệ thống là: máy bán vé tự động (TVM), hệ thống cửa, máy bán vé đặt tại phòng vé (TOM), máy khởi tạo thẻ (CIM), thiết bị soát vé cầm tay (PCD),…

img
img

Hệ thống bán vé, quẹt thẻ tại nhà ga Nhổn - Ga Hà Nội

Với hệ thống thu vé tự động AFC, khi đến ga bất kỳ của tuyến, hành khách có thể chọn mua nhiều loại thẻ/vé. Tiếp đến, hành khách sẽ đi qua cửa kiểm soát được thực hiện bằng hệ thống kiểm soát tự động. Nếu thẻ/vé hợp lệ, cửa sẽ tự động mở cửa để hành khách đi qua. Hành khách đi theo biển chỉ dẫn đúng hướng tàu theo lịch trình và di chuyển lên khu vực đợi tàu. Chú ý giữ lại thẻ/vé để lặp lại các bước soát thẻ/vé một lần nữa tại Ga đến.

Phó Trưởng MRB Lê Trung Hiếu cho hay, hiện tại các công tác thi công cuối cùng chủ yếu test hệ thống thẻ vé, hệ thống kỹ thuật, test toàn bộ công tác vận hành của đoàn tàu. Tất cả các công đoạn cần phối hợp lại với nhau để đảm bảo đưa giai đoạn 1 vào khai thác thì người dân sẽ được phục vụ tối đa.

Dự án Nhổn - Ga Hà Nội có kịp vận hành khai thác vào cuối năm? - Ảnh 6.

"Các bên liên quan đều đang hết sức nỗ lực, ví dụ như đơn vị tư vấn liên quan đến kiểm tra an toàn hệ thống đã vào làm việc cùng chúng tôi từ năm 2016. Song song với quá trình các đơn vị thi công, nên chúng tôi cho rằng công tác phối hợp đang diễn ra rất chặt chẽ. Về phê duyệt PCCC, phê duyệt đoạn cuối cùng kiểm tra an toàn hệ thống chúng tôi với vai trò là Chủ đầu sẽ tiếp tục chỉ đạo nhà thầu thực hiện theo yêu cầu của cơ quan chức năng, và kỳ vọng dự án sẽ đưa vào phục vụ người dân sớm", ông Hiếu cho biết.

Cùng đó, đại diện MRB chia sẻ về công đoạn tới, theo đó đơn vị đang triển khai các biên bản thỏa thuận với nhà thầu, cùng các đơn vị liên quan để hoàn thành các biên bản bàn giao đưa vào sử dụng. "Từng biên bản này do các cơ quan khác nhau, chúng tôi sẽ hết sức cố gắng. Vấn đề phải giải quyết tới đây chỉ còn là ở một số vấn đề cốt lõi, MRB sẽ nỗ lực phối hợp với các cơ quan chức năng", ông Hiếu nói.

Tuy tiến độ hoàn thành các gói thầu, công đoạn thử nghiệm đang diễn ra thuận lợi, tuy nhiên Phó trưởng Ban MRB vẫn ông Hiếu cho rằng trước khi được đưa vào khai thác, Dự án cần phải phụ thuộc vào căn cứ vào báo cáo khó khăn của các cơ quan khác, nên mốc thời gian kỳ vọng cũng có thể phải điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo tính khả thi.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem