Mỹ và “dấu chấm hết” cho chiến thuật lính dù đổ bộ giữa lòng địch

Thứ hai, ngày 14/10/2019 14:34 PM (GMT+7)
Nhảy dù từng được coi là lực lượng "con cưng" của mọi đội quân trên thế giới, đáng tiếc là trong thế kỷ 21 này, lính nhảy dù không còn nhiều "đất diễn" như trước đây.
Bình luận 0

img

Kể từ khi vụ khủng bố 11/9 xảy ra ở Mỹ vào năm 2001 tới nay, quân đội Mỹ mới chỉ đúng 4 lần huy động lực lượng nhảy dù theo đúng nghĩa đó là triển khai từ máy bay và nhảy dù xuống lãnh thổ thù địch. Nguồn ảnh: USAF.

img

Ngoài ra, mọi cuộc huy động lực lượng nhảy dù khác của Mỹ đều chỉ là không vận lính tới địa điểm giao tranh sau đó hạ cánh, lính dù tiếp tục di chuyển bằng đường bộ vào vùng chiến sự. Nguồn ảnh: USAF.

img

Giới nghiên cứu quân sự cho rằng, việc quân đội Mỹ - cường quốc có khả năng chiếm ưu thế trên không ở mọi cuộc chiến - bắt đầu ít sử dụng kiểu đổ bộ đường không theo truyền thống chính là dấu chấm hết cho lực lượng lính dù trong tương lai. Nguồn ảnh: USAF.

img

Theo đó, cách thức đổ bộ lính dù vào sâu lãnh thổ thù địch, sau đó đánh kết hợp từ trong đánh ra lẫn ngoài đánh vào giờ đây đã không còn ưu điểm lợi hại như trong quá khứ và ít được ưa chuộng. Nguồn ảnh: USAF.

img

Một trong những yếu điểm của lối đánh này đó là dù nó đã không còn lợi hại như quá khứ, tuy nhiên các mối "nguy hiểm" với việc lực lượng đổ bộ trong lòng địch có nguy cơ bị bao vây, bị tóm sống hoặc bị nghiền nát bởi đối phương vẫn còn hiện hữu và không thể khắc phục được. Nguồn ảnh: USAF.

img

Ngoài ra, học thuyết quân sự của Mỹ từ thời Chiến tranh Việt Nam có khá nhiều vấn đề, nổi bật trong số đó là việc sử dụng sự áp đảo về hoả lực tầm xa như tên lửa, không quân hay pháo binh để nghiền nát trận địa đối phương nhưng lại không cần đổ quân vào chiếm lĩnh và vẫn coi đó là một chiến thắng. Nguồn ảnh: USAF.

img

Khi không giao chiến theo kiểu "giành đất" này, quân đội Mỹ rõ ràng không cần phải đưa lính nhảy xuống trận địa một cách đầy nguy hiểm và ẩn chứa rất nhiều hiểm hoạ. Nguồn ảnh: USAF.

img

Ngoài ra, với sự ra đời của các loại máy bay trực thăng hạng nặng, lính dù Mỹ cũng thường được không vận tới trận địa bằng trực thăng và sau đó triển khai quân một cách dễ dàng thay vì phải nhảy xuống đất từ độ cao vài trăm mét. Nguồn ảnh: USAF.

img

Thậm chí hồi cuối tuần trước, một cuộc diễn tập nhảy dù của Mỹ đã trở thành thảm hoạ khi máy bay vận tải chở quân thả dù nhầm địa điểm khiến hàng chục lính Mỹ bị thương vong. Nguồn ảnh: USAF.

img

Điều này cho thấy rằng, ngay cả khi bay trong không phận an toàn, có dẫn đường đầy đủ thì việc đổ bộ đường không cũng không thể tránh được sai sót. Vậy nên trong thực tế, chừng nào các phương án triển khai quân khác bằng trực thăng hay bằng đường bộ còn khả thi thì không lẽ gì lại phải lựa chọn việc triển khai quân đầy may rủi bằng cách... nhảy dù. Nguồn ảnh: USAF.

Tuấn Anh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem