Cuộc đời ngang dọc của danh sư Diệp Vấn (Kỳ 1): Bỏ trốn khỏi Trung Quốc

Thứ năm, ngày 02/04/2020 06:30 AM (GMT+7)
Trong lịch sử võ thuật Trung Hoa, Diệp Vấn nổi tiếng với những cuộc thư hùng mà ông đã trải qua trong đời mình. Tại Hồng Kông khi người ta nêu danh ông thì luôn luôn với một vẻ trân trọng sâu xa.
Bình luận 0

img

Danh sư Diệp Vấn.

Ông sinh tại Quảng Đông, ngày 06/11/1893. Thân phụ ông vốn là một doanh gia nổi tiếng và giàu có nhất vùng đã tạo cho ông một nền giáo dục truyền thống. Ông đã dành ngôi đình gia tộc cho một vị đại sư tên Chan Wah Shun, lúc đó đã trên 70 tuổi, để dạy Vịnh Xuân cho một vài đệ tử. Năm lên 9, Diệp Vấn đến gặp vị đại sư và xin được nhận làm đệ tử. Vị võ sư già thấy Diệp Vấn còn quá trẻ nên xem thường. Ông bảo với Diệp Vấn, giọng nửa đùa nửa thật là phải đóng ba lạng bạc để được chấp nhận. Ba lạng thời đó là một số tiền không phải nhỏ. Hôm sau cậu bé Diệp Vấn trở lại với số tiền đã để dành dụm được trong suốt nhiều năm để được học Vịnh Xuân. Ngạc nhiên, vị thầy già đến tìm mẹ của Diệp Vấn và được bà ta xác nhận những điều Diệp Vấn đã nói. Thế là ông nhận Diệp Vấn làm đệ tử. Và như vậy, Diệp Vấn trở thành người học trò thứ 16 và cũng là người học trò cuối cùng của thầy mình.

img

Diệp Vấn có lòng đam mê võ thuật từ khi còn rất nhỏ.

Đáng tiếc là chỉ 4 năm sau đó đại sư Chan Hwa Shun đã thành người thiên cổ. Trước khi ra đi ông cho gọi người học trò lâu đời nhất của mình là Ng Chung Sok và yêu cầu anh ta dạy dỗ Diệp Vấn. Vì, theo nhận xét của ông, Diệp Vấn là người có năng khiếu nhất trong số các đệ tử của mình.

Việc học hành đã đưa Diệp Vấn tới Hồng Kông, tại đây anh lại tiếp tục luyện Vịnh Xuân với đại sư Leung Bik. Thân phụ của đại sư Lueng vốn đã từng dạy đại sư Chang Hwa Shun, vị thầy đầu tiên của Diệp Vấn. Sau này đại sư Diệp Vấn thừa nhận ông đã học căn bản Vịnh Xuân với thầy Chang Hwa Shun, nhưng chính Lueng Bik là người đã dạy cho mình các kỹ thuật cao cấp.

Năm 24 tuổi (1917) Diệp Vấn trở lại Phú Sơn và nhập ngũ trong thời chiến, sau đó trở thành chỉ huy các đội tuần tiểu cảnh sát Phú Sơn. Ông dạy Vịnh Xuân cho các thuộc cấp, các thân nhân và bè bạn mà không hề mở trường học. Ông có quan hệ thân mật với học trò và không muốn họ gọi mình là sư phụ như đúng với truyền thống.

img

Diệp Vấn là một người rất giản dị trong cuộc sống đời thường.

Trong thời gian cuộc chiến tranh Nhật Trung, ông sống với đệ tử Kwok Fu và chỉ trở lại Phú Sơn sau cuộc chiến với tư cách là một sĩ quan cảnh sát. Năm 1949 khi cộng sản thiết lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, vì lo sợ bị trả thù do đã từng giữ chức vụ trong quân đội Dân Quốc và cảnh sát, Diệp Vấn rời thành phố Phú Sơn, một đi không trở lại. Năm đó ông 56 tuổi. Ông đến trú tại Macau rồi định cư tại Hồng Kông.

Người ta kể là một hôm Diệp Vấn cầm đầu một nhóm tuần tra và bắt được một tên cướp lừng danh giỏi võ. Tên này tìm cách khích bác viên cảnh sát trẻ, cho rằng mình đã bị thúc thủ trước số đông: “Có giỏi thì cởi trói cho ta! Ta sẽ cho cả đám nếm mùi lập tức”.

Diệp Vấn mỉm cười nói thuộc hạ mở trói cho y. Xoay qua tên cướp ông bảo đảm là nếu y chiến thắng ông sẽ để cho y thoát thân. Cuộc tỉ thí diễn ra ngay trong trạm cảnh sát, tên cướp xông vào tấn công Diệp Vấn với những đòn thật cương mãnh. Nhưng Diệp Vấn chỉ di chuyển tránh đòn, chờ cơ hội. Bỗng nhiên khi vừa mới lách mình tránh đòn, Diệp Vấn nắm tay đối thủ bằng tay phải và quét chân khiến tên cướp bị gãy xương cẳng chân. Cùng lúc khuỷu tay của Diệp Vấn thúc thẳng vào chấn thủy của y khiến y ngã người bất tỉnh. Cuộc thư hùng này khiến Diệp Vấn nổi danh như cồn trong khắp vùng.

img

Ông đã có nhiều chiến công lẫy lừng làm rạng danh Vịnh Xuân phái.

Và cứ như vậy trong những năm sống tại Phú Sơn, Diệp Vấn đã động thủ trong rất nhiều cuộc tỉ thí, vì do nổi danh ông được nhiều cao thủ tìm đến thử tài. Và mỗi lần ông đều dễ dàng hạ thủ đối phương trong không đầy một phút: nhờ vậy môn Vịnh Xuân đã tạo cho mình một tư thế lừng lẫy. 

PV (Võ Thuật)
Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem