Đóng giả nhóm bôi mặt đen cầm đầu gà bị xử lý như thế nào?

Võ Hồng Nhân Thứ hai, ngày 09/12/2019 14:45 PM (GMT+7)
Một số cá nhân lợi dụng thông tin về nhóm người kỳ dị mặc đồ đen, tay cầm đầu gà hoặc xúc xích đi ăn xin để tung ra những tin đồn thất thiệt nhằm mục đích "câu like", khiến người dân hoang mang lo lắng. Chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia tâm lý, luật sư cho rằng đây là hành vi đáng lên án, và phải có hình thức răn đe đối với những người này.
Bình luận 0

Mới đây, dư luận xã hội hoang mang bởi thông tin nhóm người ăn mặc kì bí, bôi đen mặt, tay cầm đầu gà, liên tục có nhiều hành động lạ đối với người dân.

Không dừng lại đó, tại nhiều địa phương khác, thông tin nhóm đối tượng xuất hiện, được chia sẻ liên tục khiến dư luận hoang mang. Tuy nhiên khi Công an vào cuộc xác minh, thì đó chỉ là những thông tin ảo, "câu like" của một bộ phận bán hàng online và nhóm học sinh.

Đăng thông tin sai sự thật để "câu like"

img

Hình ảnh Hường đăng tải trên Facebook về nhóm mặt đen.

Mới đây, sáng 8/12, ông Nguyễn Văn Đen, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau thông tin với báo chí về việc Công an huyện Ngọc Hiển đang lập hồ sơ xử lý Nguyễn Thị Hường (21 tuổi, ngụ thị trấn Rạch Gốc) về hành vi Cung cấp thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.

Làm việc với Công an huyện Ngọc Hiển, Hường thừa nhận không thấy người mặc quần áo kỳ dị ở Cà Mau. Nữ 9X khai rằng do thiếu hiểu biết nên chia sẻ thông tin sai sự thật lên mạng xã hội và đã gỡ bỏ bài viết.

Trước đó, Hường đăng Facebook hình ảnh người đàn ông mặc quần áo và đội nón màu đen kèm dòng trạng thái: "Cảnh báo đã xuất hiện tại phường 4, TP Cà Mau. Cảnh giác mọi người ơi, tới Cà Mau rồi đó".

Hình ảnh Hường đăng trên mạng xã hội được nhiều Facebooker ở Hải Phòng, Kon Tum và Tiền Giang sử dụng. Những người này viết status có nội dung như: "Bọn này thường xuyên ăn xin và bắt cóc trẻ em; Bọn này đã thành lập nhóm...

img

Hình ảnh một nhóm học sinh đóng giả người mặt đen. Ảnh: MXH.

Ngày 7/12, Công an huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã mời làm việc đối với Lâm Minh Thanh (33 tuổi, ngụ xã Tân Lý Tây, huyện Châu Thành) về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.

Lâm Minh Thanh đăng tải hình ảnh người đàn ông mặt đồ đen, kèm theo dòng trạng thái khẳng định đã bắt gặp trên đường. Cảnh sát nhanh chóng vào cuộc xác minh và khẳng định thông tin trên là sai sự thật. Trên địa bàn huyện Châu Thành không xuất hiện nhóm người có đặc điểm như nội dung trên Facebook Lâm Minh Thanh đăng tải.

Tại buổi làm việc với cảnh sát, Thanh thừa nhận hình ảnh nêu trên được tải từ trên mạng, sau đó đăng trên trang cá nhân kèm theo dòng trạng thái tự bịa ra. 

Trước đó, ngày 5/12, mạng xã hội xuất hiện hình ảnh “kẻ mặt đen kỳ dị, tay cầm đầu gà” đứng trước cổng trường mầm non Hồng Lạc (xã Hồng Lạc, Thanh Hà, Hải Dương) khiến dư luận địa phương lo lắng.

img

Chiến khai nhận đã xúi giục nam thanh niên tên Xuân (17 tuổi ở cùng xã Hồng Lạc) đóng giả “người mặc đồ đen” đứng trước cổng Trường Mầm non Hồng Lạc.

Ngay sau khi nắm thông tin, Công an huyện Thanh Hà đã vào cuộc xác minh làm rõ thì xác định người tung hình ảnh lên mạng xã hội là đối tượng Đặng Như Chiến (19 tuổi, trú tại thôn Đoài, xã Hồng Lạc, Thanh Hà, Hải Dương).

Tại cơ quan công an, Chiến khai nhận đã xúi giục nam thanh niên tên Xuân (17 tuổi ở cùng xã Hồng Lạc) đóng giả “người mặc đồ đen” đứng trước cổng Trường Mầm non Hồng Lạc. Chiến chụp ảnh lại và đăng lên mạng xã hội bằng tài khoản cá nhân có tên "Bin Bảnh" để "câu like". Được biết, hình ảnh trên đã thu hút hàng trăm người like, chia sẻ và lan truyền với những thông tin thất thiệt, gây hoang mang dư luận.

Tung tin đồ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Bùi Quốc Tuấn - Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Chúng ta cần xác định việc tung tin đồn thất thiệt, tự đóng giả người kinh dị, cầm đầu gà, tạo hiệu ứng lan truyền thông qua mạng xã hội, gây hoang mang dư luận vì bất cứ lý do gì đều là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy thuộc vào nội dung, mức độ hậu quả nghiêm trọng của việc tung tin đồn mà người vi phạm sẽ đối mặt với việc xử lý hành chính, dân sự.

img

Luật sư Bùi Quốc Tuấn - Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.

Cụ thể, theo điểm a Khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng với hành vi “cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Vị luật sư cũng cho biết thêm, hành vi tung tin đồn thất thiệt lên các trang mạng xã hội chưa đủ dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên đối với việc đóng vai giả gây hoan mang đưa lên mạng câu like, cần trình báo cho Cơ quan chính quyền địa phương nơi có người thực hiện hành vi đó, để Cơ quan Công an xác định hành vi đó nhằm mục đích gì và xử lý theo qui định của pháp luật.

img

Việc đăng những thông tin bịa đặt, đưa thông tin sai lệch, chưa kiểm chứng lên mạng xã hội gây hoang mang cho dư luận là những hành vi không thể chấp nhận.

Liên quan đến vấn đề này, một chuyên gia tâm lý (đề nghị không nêu tên) cho biết, về vấn đề đăng những thông tin bịa đặt, đưa thông tin sai lệch, chưa kiểm chứng lên mạng xã hội gây hoang mang cho dư luận là những hành vi đáng lên án.

Tuy nhiên về mặt pháp luật chúng ta chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, cho nên về mặt đạo đức, chúng ta nên phản ứng để cho những người này cân nhắc về hành vi ứng xử của mình. 

"Việc đóng giả nhóm người mặt đen để gây hoang mang dự luận, gây ra sự bất ổn trong xã hội là hành vi không thể chấp nhận, hành vi đáng lên án", vị chuyên gia tâm lý cho biết.

Anh Võ Đỗ Thắng - Chuyên gia giám sát an ninh mạng của trung tâm Athena cho biết với những tin đồn thất thiệt, chưa kiểm chứng, những người dùng mạng xã hội phải cảnh giác và nhận thức đầy đủ hơn trước khi đăng hoặc chia sẻ, tránh trường hợp kích động, gây hoang mang cho người dân.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem