Thứ tư, 22/05/2024

Doanh nghiệp sản xuất xanh để nâng cao sức cạnh tranh

09/07/2023 8:00 AM (GMT+7)

Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về xây dựng, phát triển công nghệ cao, kinh tế xanh, TP.HCM đã có rất nhiều doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, để thúc đẩy sự phát triển của xu thế này cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ.


Giá trị của sản xuất xanh

Công ty TNHH chế tạo máy dược phẩm Tiến Tuấn (Công ty Tiến Tuấn), tại khu Công nghiệp Tân Bình là trong những đơn vị đi đầu ở TP.HCM trong ứng dụng công nghệ cao, sản xuất máy móc, thiết bị cho ngành dược theo tiêu chuẩn của Đức.

So với các doanh nghiệp chế tạo máy, Công ty Tiến Tuấn là doanh nghiệp "sinh sau, đẻ muộn" nhưng nhờ "đi tắt, đón đầu" trong ứng dụng khoa học công nghệ mà sản phẩm của công ty được xuất khẩu đến 26 nước trên thế giới, trong đó có những thị trường khó tính như: Anh, Mỹ, Thụy Điển…

Chất lượng sản phẩm châu Âu, giá thành chỉ bằng một nửa so với hàng nhập khẩu nên các mặt hàng của doanh nghiệp được nhiều doanh nghiệp lớn trong nước đặt hàng.

Doanh nghiệp sản xuất xanh để nâng cao sức cạnh tranh - Ảnh 1.

Công ty TNHH chế tạo máy dược phẩm Tiến Tuấn chế tạo máy, thiết bị sản xuất dược phẩm theo tiêu chuẩn của Đức, sản phẩm đã xuất khẩu 26 nước trện thế giới. (Ảnh: Lệ Hằng)

Thời gian gần đây, Công ty Tiến Tuấn đang tiếp tục đầu tư nghiên cứu để cho ra mắt dây chuyền sản xuất, pha chế thuốc đặc trị nội tiết tố theo tiêu chuẩn Châu Âu. Đây là dây chuyền sản xuất mà từ trước đến nay, doanh nghiệp trong nước đang phải nhập khẩu với giá rất cao.

Ông Vũ Anh Tuấn-Tổng Giám đốc Công ty TNHH Chế tạo máy Dược phẩm Tiến Tuấn chia sẻ: “Doanh nghiệp sử dụng phần mềm tiên tiến nhất của Mỹ, công nghệ tốt nhất của Đức, còn đội ngũ nhân viên, chúng tôi tái đào tạo liên tục để cập nhật công nghệ mới, văn hóa, quy trình làm việc mà chúng tôi học từ các đơn vị đối tác, tư vấn từ Anh, Đức thì mới tạo ra sản phẩm như hôm nay. Sản phẩm này không chỉ chứa trong đó giọt mồ hôi của người lao động mà còn là văn hóa, ý thức và trí tuệ”.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp dệt may, may mặc của nước ta đang cố gắng cầm cự vì chưa có đơn hàng, thì Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 đang ở thế "ngược dòng" khi có đơn hàng xuất khẩu đến hết quý 3, đảm bảo duy trì việc làm cho hơn 3.500 lao động. Có được kết quả này, do doanh nghiệp đã chuyển đổi sản xuất xanh.

Từ nhiều năm trước, Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 đã xây dựng nhà máy wash tại Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai theo tiêu chí xanh của châu Âu với công suất 1 triệu sản phẩm may/tháng. Nhà máy được cấp chứng chỉ LEED Gold của Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ.

Doanh nghiệp sản xuất xanh để nâng cao sức cạnh tranh - Ảnh 2.

Nhân viên Nhà máy wash của Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 đang chuẩn bị wash sản phẩm. (Ảnh: Lệ Hằng)

Khi thị trường xuất khẩu dệt may khó khăn, thì càng thấy rõ lợi thế của doanh nghiệp sớm chuyển đổi theo xu hướng xanh như Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3. Doanh nghiệp không chỉ giữ được được khách hàng cũ mà còn có thêm nhiều đơn hàng mới ở Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 cho biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp dệt, may rất muốn chuyển đổi sản xuất xanh. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn lực để thực hiện.

Ông Phạm Xuân Hồng kiến nghị: “Doanh nghiệp rất cần Nhà nước tổ chức đào tạo, huấn luyện về hướng chuyển đổi công nghệ sản xuất xanh. Doanh nghiệp muốn đầu tư công nghệ để sản xuất xanh đầu tư thêm thiết bị, công nghệ mới để sản xuất xanh thì phải có nguồn lực tài chính nên mong muốn Nhà nước hỗ trợ giãn, giảm thuế để doanh nghiệp có điều kiện  đầu tư sản xuất xanh”.

Doanh nghiệp cần được hỗ trợ

Chuyển đổi xanh và ứng dụng công nghệ cao để sản xuất cần nguồn vốn rất lớn, nhưng thu hồi vốn chậm. Với TP.HCM, đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng tiếp cận vốn vay để nâng cao chất lượng sản xuất gặp nhiều hạn chế. Do đó, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

Mới đây, TP.HCM được Quốc hội thông qua Chương trình kích cầu đầu tư cho doanh nghiệp. Chương trình sẽ được tái khởi động trở lại vào tháng 9 tới. Đây sẽ là nguồn lực quan trọng, thiết thực để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất xanh và ứng dụng công nghệ cao.

Doanh nghiệp sản xuất xanh để nâng cao sức cạnh tranh - Ảnh 3.

Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy wash của Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3. (Ảnh: Lệ Hằng)

Ông Nguyễn Quang Thanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư-Tài chính Nhà nước TP.HCM cho biết: “Các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ lãi vay trong 7 năm. Các dự án khởi nghiệp, vườn ươm, nhà xưởng, máy móc chuyển giao công nghệ phù hợp với chuyển đổi sản xuất xanh, tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải…chuyển đổi thiết bị mà giảm phát thải, có sử dụng công nghệ thì sẽ được hỗ trợ lãi suất vay”.

Sắp tới, TP.HCM sẽ có nhiều chương trình để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất xanh, chuyển đổi số.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết thêm: “TP.HCM đang nghiên cứu một chiến lược, lộ trình, chính sách cho chuyển đổi xanh. TP đang giao cho Viện nghiên cứu phát triển cùng các cơ quan, chuyên gia để hoàn thiện. Sắp tới, chúng ta sẽ có bước đi rõ ràng về chuyển đổi năng lượng, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh và có thể ban hành 1 chính sách của HĐND về việc này. Trong chương trình kích cầu sắp tới chúng tôi sẽ lồng ghép để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh”.

Ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi sản xuất xanh đang là xu hướng tất yếu để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi này, doanh nghiệp rất cần có chính sách hỗ trợ thiết thực hơn từ Nhà nước.

Theo VOV

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Áp lực tài chính có thể khiến "đại gia" bất động sản Bình Dương phải chuyển nhượng dự án

Áp lực tài chính có thể khiến "đại gia" bất động sản Bình Dương phải chuyển nhượng dự án

Becamex IDC -- "ông trùm" bất động sản công nghiệp tỉnh Bình Dương -- được dự báo sẽ phải tiếp tục thực hiện các thương vụ chuyển nhượng dự án để thanh toán cho các khoản vay mà Becamex đã sử dụng làm đòn bẩy tài chính.

Ngắm trung tâm điều khiển, bãi đỗ Metro hiện đại nhất Việt Nam

Ngắm trung tâm điều khiển, bãi đỗ Metro hiện đại nhất Việt Nam

Khu trung tâm điều khiển, sửa chữa, bảo dưỡng tuyến Metro số 1 cơ bản đã hoàn thành và sẽ vận hành thương mại trong tháng 10/2024, sau hơn 10 năm xây dựng.

Mì xí mứng ở Biên Hòa

Mì xí mứng ở Biên Hòa

Quán mì gốc Hoa, hiệu Phước Nguyên (mì tàu) ở phường Tân Vạn (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) có tuổi đời 64 năm được khách quen gọi với cái tên thân thương là “mì xí mứng”.

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

Dứa Rubyglow - được lai tạo để có bề ngoài màu đỏ và vị ngọt đặc biệt - có giá 395,99 USD tại Melissa's Produce, một công ty bán trái cây và rau đặc sản có trụ sở tại California, Mỹ. Nhà phát triển loại trái cây này kỳ vọng vào “thị trường ngách” mà chỉ người giàu mới có ý định mua.

Người dân vẫn còn "ngại" dùng thẻ tín dụng nội địa, vì sao?

Người dân vẫn còn "ngại" dùng thẻ tín dụng nội địa, vì sao?

Đại diện một số ngân hàng, chuyên gia tài chính vừa đề xuất một số cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động mở và sử dụng thẻ tín dụng nội địa an toàn, hiệu quả.

Từ cao nguyên Mộc Châu sang Pháp học cách làm rượu mận, mận sấy, bán đắt hàng

Từ cao nguyên Mộc Châu sang Pháp học cách làm rượu mận, mận sấy, bán đắt hàng

Suốt mấy thập niên qua, cây mận trồng ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) trải qua không ít long đong. Bằng những nỗ lực của chính quyền và sự sáng tạo của người dân địa phương, cây mận Mộc Châu đang dần khẳng định được vị thế.