Định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam đến năm 2030

Hồng Nhân Thứ ba, ngày 27/06/2023 11:18 AM (GMT+7)
Là một tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, trên vùng đất Hà Nam từ lâu đã xuất hiện nhiều làng nghề truyền thống có bề dày lịch sử với nhiều sản phẩm nổi tiếng với đội ngũ nghệ nhân giỏi tay nghề.
Bình luận 0

58 làng nghề với bề dày lịch sử tại Hà Nam

Tỉnh Hà Nam hiện có 58 làng nghề được công nhận đang hoạt động (32 làng nghề truyền thống, 26 làng nghề), chia theo 4 nhóm ngành nghề gồm: chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản có 18 làng nghề (10 làng nghề truyền thống và 08 làng nghề); sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có 02 làng nghề truyền thống; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ có 37 làng nghề (20 làng nghề truyền thống và 17 làng nghề); sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh có 01 làng nghề.

Một số làng nghề nổi tiếng tại Hà Nam phải kể đến như làng nghề bánh đa nem làng Chều, trống Đọi Tam, dệt Nha Xá, rượu làng Bèo, thêu ren Thanh Hà, mây giang đan Ngọc Động,…

Năm 2022, tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề trong làng nghề tại Hà Nam là 7.705 cơ sở (7.582 hộ gia đình, 121 doanh nghiệp và 02 HTX) với tổng doanh thu ước đạt 2.042 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 15.919 lao động; thu nhập bình quân ước đạt 5,19 triệu đồng/người/tháng.

ruou1-16557659045121466036178-16557663268031706269008.jpeg

Làng nghề nấu rượu ngon có tiếng tại Hà Nam - làng Vọc có địa chỉ tại xã Vụ Bản, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

Công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và phát triển làng nghề gắn với chương trình OCOP đã được các địa phương, làng nghề quan tâm thực hiện.

Nhiều cơ sở làng nghề đã tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm làng nghề chưa có thương hiệu.

Đến nay, có 14/58 làng nghề có sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; có 6/58 làng nghề có sản phẩm được xếp hạng công nhận đạt sản phẩm OCOP hạng 3 sao cấp tỉnh trở lên.

9-16525285689971551252806.png

Hình ảnh về làng nghề mây tre Ngọc Động (thị xã Duy Tiên).

Các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân; chuyển dịch cơ cấu lao động, kinh tế nông thôn theo hướng bền vững; bảo tồn và phát huy giá trị hóa văn truyền thống tại địa phương.

Tuy nhiên, hiện nay cơ bản các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Nam còn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, nằm xen kẹp trong khu dân cư; thị trường tiêu thụ sản phẩm thiếu ổn định; cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, đặc biệt là thiếu đầu tư các công trình hạ tầng phục vụ phát triển du lịch gắn với sản phẩm làng nghề.

Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã làm giảm lực lượng lao động trong làng nghề, sản phẩm làng nghề bị cạnh tranh bởi nhiều mặt hàng thay thế. Đứng trước những khó khăn, thách thức như hiện nay một số nghề, làng nghề truyền thống đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

Video về làng mây tre đan Ngọc Động.

Hà Nam vào cuộc định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030; Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã ban hành Kế hoạch số 2986/KH-UBND ngày 04/11/2022 về bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2030.

Đây là tiền đề, điều kiện quan trọng giúp bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi cho làng nghề phát triển bền vững gắn với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội truyền thống nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử; tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất của người dân nông thôn, góp phần thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Theo kế hoạch, mục tiêu đến năm 2030, tổng số làng nghề được công nhận trên địa bàn tỉnh Hà Nam là 60 làng nghề; khôi phục bảo tồn được 2 - 3 làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; công nhận mới 1 - 2 làng nghề; phát triển 1 - 2 làng nghề gắn với du lịch; trên 80% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả;

100% người lao động trong làng nghề được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản; khoảng 16 - 17 làng nghề có sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân các làng nghề đạt khoảng 10%/năm; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.

Để thực hiện được mục tiêu đề ra, kế hoạch định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2030 nêu ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm.

Một là khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống tạo chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và lồng ghép xây dựng nông thôn mới.

Hai là đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại cho sản phẩm làng tại thị trường có tiểm năng, phát triển mạnh về du lịch.

Ba là xây dựng, hình thành mô hình du lịch - làng nghề với mục tiêu phát triển bền vững đảm bảo được các yếu tố phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

anh1 (1).JPG

Hình ảnh về nghề thêu ren tại Thanh Hà.

Bốn là tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho các làng nghề; cải tiến công nghệ đưa công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm ngành nghề nông thôn.

Năm là đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng làng nghề, cải thiện môi trường, hạn chế tối đa các hoạt động gây suy giảm môi trường, khuyến khích phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp ở nông thôn.

Giải pháp nào để bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam đến năm 2030?

12 giải pháp được nêu ra trong Kế hoạch số 2986/KH-UBND ngày 04/11/2022 về bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2030.

anh2 (1).JPG

12 giải pháp được nêu ra trong Kế hoạch số 2986/KH-UBND ngày 04/11/2022 về bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2030.

Đầu tiền là tổ chức rà soát, thống kê, đánh giá phân loại làng nghề nhằm từ đó có hướng khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề, cụ thể:

Làng nghề có nguy cơ mai một nhưng ko thể khôi phục thì tiến hành biện pháp bảo tồn là chính. Làng nghề có nguy cơ nhưng có khả năng khôi phục và phát triển cần tuyên truyền, vận động người dân trong việc bảo tồn, giữ gìn nghề truyền thống của địa phương, xây dựng kết hoạch nhằm khôi phục.

Làng nghề hoạt động hiệu quả thì ập trung hỗ trợ làng nghề tạo ra sản phẩm có thế mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là những sản phẩm đã đăng ký nhãn hiệu, sản phẩm đặc trưng gắn với tên gọi địa phương; đẩy mạnh phát triển loại hình sản xuất, kinh doanh trong làng nghề nhất là loại hình doanh nghiệp, HTX để liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; khuyến khích các cơ sở đầu tư cải tiến công nghệ, đưa công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tác động môi trường; xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Thứ 2 là phát triển làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới: Xây dựng và triển khai mô hình, dự án bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với du lịch; bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống qua đó giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, đồng thời khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của địa phương thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

Thứ 3 là duy trì và củng cố 58 làng nghề, làng nghề truyền thống hiện đang hoạt động, khuyến khích phát triển làng nghề mới.

Thứ 4 là hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường làng nghề; đôn đốc, hướng dẫn các địa phương xây dựng và triển khai Phương án bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật.

anh3 (1).JPG

Là một tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, trên vùng đất Hà Nam từ lâu đã xuất hiện nhiều làng nghề truyền thống có bề dày lịch sử với nhiều sản phẩm nổi tiếng với đội ngũ nghệ nhân giỏi tay nghề.

Thứ 5 là tăng cường công tác xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề theo các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). 

Thứ 6 là rà soát, đề xuất một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh như hỗ trợ di dời, xúc tiến thương mại, hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ dự án phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề.

Thứ 7 là chuyển giao khoa học, công nghệ, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất.

Thứ 8 là đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm nghề, làng nghề theo Chương trình xúc tiến thương mại và Chương trình OCOP của tỉnh Hà Nam.

Thứ 9 là phát triển vùng nguyên liệu tập trung, ổn định trong đó ưu tiên cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực như lúa gạo phục vụ cho nhóm ngành chế biến lương thực, thực phẩm tại các địa phương có điều kiện phù hợp.

Thứ 10 là tổ chức lại sản xuất làng nghề theo hướng hình thành các chuỗi liên kết giá trị từ vùng nguyên liệu, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

11 là nâng cao vai trò và thành lập mới các doanh nghiệp, hiệp hội, hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn nhằm hỗ trợ các thành viên trong sản xuất, thương mại, phát triển ngành nghề nông thôn cũng như gia tăng hiệu quả của chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Và cuối cùng là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích liên kết, thu hút các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và phát triển làng nghề; khuyến khích người dân sử dụng, trưng bày các sản phẩm làng nghề của địa phương.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem