điệp khúc trồng chặt

  • Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm trồng trái cây của cả nước. Trong gần 1 triệu ha cây ăn trái của cả nước thì toàn vùng ĐBSCL hiện chiếm 600.000ha cây, và trong 14 loại cây ăn trái chủ lực của cả nước thì khu vực này chiếm đến 9 loại. Nhưng điệp khúc thừa - thiếu, trồng - chặt liên tiếp diễn ra khiến người trồng cây ăn trái ở ĐBSCL luôn trong tình trạng bấp bênh.
  • Hết trồng - chặt rồi lại chặt - trồng vì chạy theo thời giá, bài học này không mới nhưng vẫn đang tiếp tục xảy ra với cây mít Thái. Những năm gần đây, diện tích cây mít Thái gia tăng ồ ạt, trong khi thị trường tiêu thụ bấp bênh, làm dấy lên lo ngại cung vượt cầu.
  • Kết thúc vụ thu hoạch tiêu, cà phê và điều năm nay tại nhiều địa phương trong tỉnh Đồng Nai, nông dân tiếp tục chặt bỏ 3 loại cây trồng này trên diện tích lớn. Nguyên nhân là do vài năm gần đây, các loại cây công nghiệp nói trên xuống giá trầm trọng, nông dân lỗ vốn.
  • Mới cách đây vài năm, người dân huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) còn coi đinh lăng là một cây trồng mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thời điểm đó, người người nhà nhà trồng đinh lăng, từ Bạch Lựu đến Phương Khoan, trồng đinh lăng là chủ đề nóng. Bây giờ, đinh lăng rớt giá, bà con lại rục rịch chặt bỏ để trồng cây khác.
  • Sau một thời gian dài cây hồ tiêu ở “đỉnh vinh quang”, giúp nhiều nông dân đổi đời, thì nay giá tiêu liên tục giảm sâu và chỉ bằng gần 1/2 so với giá cùng kỳ năm ngoái khiến người trồng khốn đốn. Sau việc phát triển quá “nóng”, hồ tiêu đang khiến nông dân rơi vào vòng luẩn quẩn “chặt – trồng”.