Thứ sáu, 24/05/2024

Đau đầu quản lý chi tiêu khi giá cả "chạy trước" tăng lương

25/06/2023 8:00 AM (GMT+7)

Nỗi lo của công nhân viên chức và người lao động đang hiện hữu khi giá cả hàng hóa thiết yếu, tiêu dùng đã “đi trước đón đầu” tăng cao trước kỳ tăng lương cơ sở ngày 1/7 tới.

Đau đầu quản lý chi tiêu khi giá cả "chạy trước" tăng lương - Ảnh 1.

Người dân đang phải đối mặt với việc giá cả hàng hóa thiết yếu, tiêu dùng liên tục tăng cao. (Ảnh minh họa: Minh Hiếu/Vietnam+)

Người dân đang phải đối mặt với việc giá cả hàng hóa thiết yếu, tiêu dùng liên tục tăng cao. (Ảnh minh họa: Minh Hiếu/Vietnam+)

Từ ngày 1/7 tới, hàng trăm nghìn cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ được tăng lương cơ sở theo Nghị định mới của Chính phủ. Bên cạnh niềm vui được tăng thu nhập thì người dân cũng bày tỏ lo lắng khi giá cả hàng hóa, tiêu dùng, chi phí sinh hoạt đã “đi trước đón đầu,” khiến cho cuộc sống vốn đã khó khăn nay càng thêm eo hẹp hơn.

Hay tin mình sắp được tăng lương trong thời gian tới, anh Tuấn Sang, một viên chức thuộc cơ quan tài chính tại Hà Nội cũng không cảm thấy quá vui mừng bởi trước mắt anh còn là nỗi lo chi tiêu khi giá hàng hóa liên tục tăng.

“Lương tăng cũng không đuổi kịp giá cả. Theo thông tin tôi nắm được thì lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng, nếu nhân với hệ số lương của tôi (2,67) thì tăng khoảng 900 nghìn và lên 4,8 triệu đồng. Tuy nhiên mức lương này nếu so với việc chi tiêu sinh hoạt hằng ngày cũng không thấm vào đâu,” anh Sang cho hay.

Theo anh Sang, hiện không chỉ giá điện tăng mà dịch vụ cùng giá thực phẩm ngoài chợ cũng đang tăng cao. Trước kia, vào buổi trưa anh thường hay cùng đồng nghiệp ăn trưa rồi uống càphê xong mới vào cơ quan làm việc. Năm nay kinh tế khó khăn, ai nấy cũng thắt chặt chi tiêu nên phải tiết giảm tối đa các hoạt động ăn uống bởi giá cả mọi thứ đều đã nhích lên.

“Giá thực phẩm và điện tăng làm bát phở từ 30.000 đồng lên 40.000 đồng/bát. Càphê cũng tăng từ 20.000 đồng lên 25.000 đồng/cốc. Thậm chí, cốc trà đá vỉa hè cũng ‘lạm phát’ từ 3.000 đồng lên 5.000 đồng… Sắp tới, nếu giá cả còn tăng lên tiếp thì không biết chi tiêu sao cho hợp lý với mức lương ít ỏi,” anh Sang than thở.

Đau đầu quản lý chi tiêu khi giá cả "chạy trước" tăng lương - Ảnh 2.

Công nhân, viên chức như anh Sang đang phải đau đầu tìm cách quản lý chi tiêu trong khi lương tăng không đáng kể so với giá hàng hóa, tiêu dùng. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


Giống như anh Sang, nỗi lo ngay ngáy trước việc giá cả ngày càng leo thang trong khi đồng lương vẫn còn ít ỏi khiến cho nhiều công chức, viên chức không quá hy vọng vào việc tăng lương.

Làm công chức trong một cơ quan ngành Y dược đã gần 10 năm, chị Lan Anh (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho hay việc tăng lương chỉ được thêm vài trăm nghìn đồng mỗi tháng, đủ tiền xăng xe đi lại. Tuy vậy, số tiền lương của chị sau khi trừ các khoản đóng góp như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công đoàn phí... thì cũng không đủ chi tiêu trong thời vật giá leo thang.

"Lương của tôi khoảng hơn 6 triệu đồng, còn lương của chồng khoảng 8 triệu đồng. Thu nhập của cả hai vợ chồng chỉ đủ chi phí sinh hoạt hằng ngày thôi. Thế nên, ngoài thời gian làm việc hành chính, tôi phải kinh doanh online thêm ít thực phẩm quê gửi ra, mỗi tháng cũng để ra được khoảng 5 triệu đồng để trả tiền thuê nhà,” chị Lan Anh cho hay.

Câu chuyện tăng lương, tăng giá không chỉ là vấn đề của bộ phận công chức, viên chức Nhà nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hơn 90 triệu người dân cả nước, nhất là những người lao động nghèo, lao động tự do không nằm trong diện được tăng thu nhập.

Là một tài xế lái xe công nghệ, anh Xuân Tùng (quận Đống Đa) không nằm trong diện được tăng lương sở sở lần này. Do vậy, hằng ngày anh vẫn phải đối mặt với việc thắt chặt chi tiêu khi tình hình giá cả đang “nhảy nhót” như hiện nay, trong khi thu nhập thì lại có xu hướng giảm.

“Tôi không được hưởng lợi từ việc tăng lương cơ sở. Mỗi ngày, tôi phải cân nhắc giữa thu nhập kiếm được và chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao. Giá xăng dầu rồi chi phí bảo dưỡng xe, chi phí hàng hóa tiêu dùng như thức ăn và một số nhu yếu phẩm khác cũng tăng đáng kể. Trong khi đó, số cước trong ngày đang ngày càng giảm so với trước khiến thu nhập giảm đi nhiều. Đây thực sự là một nỗi lo lớn đối với tôi và những người lao động tự do khác,” anh Tùng cho hay.

Đau đầu quản lý chi tiêu khi giá cả "chạy trước" tăng lương - Ảnh 3.

Lực lượng lao động tự do, lao động nghèo không được hưởng lợi từ chính sách tăng lương cơ sở nhưng vẫn phải chịu áp lực từ việc tăng giá hàng hóa, sinh hoạt. (Ảnh minh họa: Minh Hiếu/Vietnam+)


Khó khăn không chỉ ảnh hưởng tới những lao động tự do mà ngay cả những tiểu thương kinh doanh buôn bán cũng đối mặt với nhiều vấn đề. Chị Nhân, chủ cửa hàng thời trang tại quận Hoàn Kiếm cho biết dạo gần đây lượng hàng bán ra khá chậm, bởi người tiêu dùng phải lo cho các nhu cầu thiết yếu trước.

“Hóa đơn chi phí hàng tháng cứ tăng lên nhiều mà mặt hàng của tôi có tính cạnh tranh rất cao, không thể cứ nói tăng là tăng được, khách sẽ bỏ đi ngay. Vì thế tôi cũng đang rất đau đầu trong việc cân đối giữa chi phí kinh doanh và sinh hoạt hằng ngày để sao cho hợp lý,” chị Nhân nói.

Trên thực tế, việc tăng giá hàng hóa tiêu dùng, sinh hoạt đã "rục rịch" tăng trong vài tháng gần đây. Cụ thể, EVN quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ đầu tháng 5/2023. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Không chỉ giá điện, giá nước cũng có xu hướng tăng. Dự kiến, giá nước sạch tới đây sẽ tăng từ 5.059 đồng/m3 lên 8.326 đồng/m3 trong năm 2023 và tiếp tục tăng lên 9.100 đồng/m3 vào năm 2024.

Với mặt hàng thực phẩm, hiện tại giá thịt lợn hơi cũng đang giữ ở mức cao, dao động khoảng 60.000-62.000 đồng/kg, tăng 10.000-12.000 đồng/kg so với thời điểm tháng 5/2023 và tăng cao nhất trong vòng gần 1 năm qua, khiến giá thịt lợn ở chợ cũng tăng đáng kể. Cùng với đó, giá các loại rau xanh, củ quả cũng giữ ở mức cao…

Để giải quyết tình hình này, các chuyên gia kinh tế cho rằng Chính phủ và các bộ, ban ngành cần xem xét và ban hành các chính sách hỗ trợ nhằm giảm bớt áp lực cho người lao động đồng thời tăng cường kiểm soát giá cả, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tạo ra môi trường làm việc công bằng, ổn định, đảm bảo cuộc sống tốt đẹp hơn cho người lao động cũng như thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.

Theo Vietnam+

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Du lịch Việt Nam tụt hạng trong khi nhiều nước nỗ lực phục hồi sau dịch

Du lịch Việt Nam tụt hạng trong khi nhiều nước nỗ lực phục hồi sau dịch

Báo cáo mới nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về Chỉ số Phát triển Du lịch và Lữ hành (TTDI) cho thấy Việt Nam xếp thứ 59, giảm 7 bậc so với vị trí thứ 52 vào năm 2022. Đáng chú ý, hạ tầng dịch vụ được đánh giá là yếu.

TP.HCM gỡ khó pháp lý cho 35.000 nhà ở xã hội

TP.HCM gỡ khó pháp lý cho 35.000 nhà ở xã hội

Nguồn cung nhà ở xã hội hiện nay tại TP.HCM vẫn rất khan hiếm. Thời gian tới, thành phố sẽ tập trung hoàn tất thủ tục pháp lý 37 dự án nhà ở xã hội với quy mô khoảng 35.000 căn.

TP.HCM: Tạm giữ hơn 15.000 sản phẩm thuốc lá điện tử với số tiền hơn 5,2 tỷ

TP.HCM: Tạm giữ hơn 15.000 sản phẩm thuốc lá điện tử với số tiền hơn 5,2 tỷ

Các tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã tạm giữ 15.541 đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử, tinh dầu và phụ kiện với tổng giá trị hơn 5,2 tỷ đồng.

Gói 120.000 tỷ đồng mới giải ngân được 0,5%, đâu là nguyên nhân?

Gói 120.000 tỷ đồng mới giải ngân được 0,5%, đâu là nguyên nhân?

Dù là gói tín dụng dành cho nhà ở xã hội, nhưng mức lãi vay lại ở mức cao, đây là một trong 3 nguyên nhân khiến gói 120.000 tỷ đồng có tiến độ giải ngân chậm.

Ngành nghề nào thu hút lao động trong 5 năm tới ở TP.HCM?

Ngành nghề nào thu hút lao động trong 5 năm tới ở TP.HCM?

UBND TP.HCM vừa thông qua Chiến lược lao động và việc làm trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025 và tầm nhìn đến 2030. Theo đó, xu hướng phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn đang và sẽ định hình lại tương lai của thị trường và các ngành trong vài thập kỷ tới.

Không thể bỏ qua Lễ hội Sông nước cuối tháng này tại TP.HCM

Không thể bỏ qua Lễ hội Sông nước cuối tháng này tại TP.HCM

Lễ hội Sông nước TP.HCM chính thức diễn ra vào cuối tháng này và kéo dài liên tục 10 ngày. Đây được xem là một trong những lễ hội mới tại TP.HCM với chuỗi hoạt động lớn được đầu tư hoành tráng.