Cuộc khủng hoảng K-Pop: Thành công của BTS "đánh mất" văn hóa Hàn Quốc?

Thứ sáu, ngày 26/05/2023 07:40 AM (GMT+7)
Khi K-pop tăng trưởng vũ bão trên bình diện thế giới, ngành giải trí nước này lại lo lắng cho việc đánh mất bản sắc văn hóa Hàn Quốc chính thống.
Bình luận 0

Bàn tay bằng đồng, thể hiện cử chỉ vũ đạo bằng tay nổi tiếng trong ca khúc "Gangnam Style" của PSY bên ngoài Trung tâm thương mại Starfield COEX ở Seoul như là một biểu tượng về ảnh hưởng văn hóa của Hàn Quốc. Tuy nhiên, có những sự lo lắng cho biến đổi của K-pop trong những năm gần đây. Từ thành công đột phá của "Gangnam Style" của PSY đến cuộc triển lãm đang diễn ra tại Bảo tàng Victoria và Albert ở London với tựa đề "Hallyu! Làn sóng Hàn Quốc", K-pop đã để lại dấu ấn khó phai trong làng giải trí toàn cầu. Tuy nhiên, khi K-pop đối mặt với hình ảnh toàn cầu hóa của mình, các câu hỏi đặt ra liên quan đến sự đại diện đích thực của văn hóa Hàn Quốc.

Cuộc khủng hoảng K-Pop: Thành công của BTS "đánh mất" văn hoá Hàn Quốc? - Ảnh 1.

Bức tượng đồng cử chỉ đôi tay của vũ đạo ca khúc "Gangnam Style" tại Trung tâm thương mại Starfield COEX ở Seoul. Ảnh: IT.

Trong thập kỷ qua, sự bùng nổ thương mại của K-pop đã tạo ra một công thức tiêu chuẩn về vẻ đẹp trẻ trung, có phần nữ tính gợi cảm, ca từ, điệp khúc có thể đoán trước và những bước nhảy đầy công thức. Hiện tượng này đã pha loãng bản chất độc đáo của "Gangnam Style" của PSY. Lấy ví dụ, Aespa, ban nhạc nữ mới nhất của SM Entertainment có 4 trên 8 thành viên là ca sĩ ảo, hay MAVE, một nhóm nhạc nữ hoàn toàn ảo do Metaverse Entertainment thành lập vào năm 2023. Mặc dù những thần tượng do AI tạo ra này có thể hấp dẫn về mặt thương mại, nhưng họ đặt ra câu hỏi về việc họ đại diện cho nền văn hóa đích thực của Hàn Quốc.

"Khủng hoảng K-Pop"

Như tỷ phú Hàn Quốc Bang Si-hyuk, nhà sản xuất chính của BTS đã nhận xét, một "cuộc khủng hoảng K-pop" có thể đang rình rập nền giải trí nước này. Hiệu suất thị trường mờ nhạt, với việc xuất khẩu album CD chỉ tăng khiêm tốn 5,6% để đạt 233 triệu USD vào năm 2022, so với tốc độ tăng trưởng vũ bão của những năm trước. Thị trường Mỹ, từng là một thị trường quan trọng đã chứng kiến doanh số bán album thực không tăng trưởng vào năm 2022, cho thấy sự quan tâm đang giảm dần. Các thị trường Đông Nam Á, trừ Việt Nam cũng sụt giảm doanh số. 

Cuộc khủng hoảng K-Pop: Thành công của BTS "đánh mất" văn hoá Hàn Quốc? - Ảnh 2.

Các thành viên vừa ảo, vừa thật của ban nhạc Aespa. Ảnh: IT.

Sự gián đoạn của BTS để thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc dẫn tới ảnh hưởng toàn cầu to lớn của họ giảm sút có thể là một yếu tố góp phần vào sự suy giảm này.

BTS, nhóm nhạc nam lớn nhất Hàn Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hiện diện toàn cầu của K-pop. Với hơn 20 triệu đĩa hát được bán ra và những thành tích đột phá như đứng đầu bảng xếp hạng Billboard Hot 100 của Hoa Kỳ, phát biểu trước Liên Hợp Quốc và gặp gỡ Tổng thống Joe Biden, BTS đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh mềm của Hàn Quốc. Nghịch lý thay, thành công của họ có thể dẫn đến sự phụ thuộc ngày càng tăng vào thị trường nước ngoài và làm loãng đi bản sắc Hàn Quốc riêng biệt ban đầu đã làm say đắm thế giới.

Cuộc khủng hoảng K-Pop: Thành công của BTS "đánh mất" văn hoá Hàn Quốc? - Ảnh 3.

BTS phát biểu tại Nhà Trắng. Ảnh: IT.

Bước đột phá của BTS vào thị trường tiếng Anh và sự hợp tác với các nghệ sĩ Mỹ đã định hình lại âm thanh của K-pop, gắn kết nó chặt chẽ hơn với nhạc pop Anh-Mỹ chính thống. Sự "lột xác" này được thể hiện rõ qua hoạt động của Blackpink - nhóm nhạc nữ K-pop nổi tiếng nhất thế giới. Một nửa số bài hát trong album "Born Pink" (2022) của họ có lời bài hát hoàn toàn bằng tiếng Anh. Sự thay đổi này đặt ra câu hỏi về tầm nhìn ban đầu của Lee Soo-man, người sáng lập SM Entertainment, và liệu sự mở rộng toàn cầu của K-pop có phải trả giá bằng bản sắc Hàn Quốc hay không?

Khi K-pop định hướng con đường phía trước phải đối mặt với thách thức cân bằng thành công thương mại với việc bảo tồn cội nguồn văn hóa đích thực của mình. Sự phát triển của ngành, từ chiến thắng toàn cầu của "Gangnam Style" đến sự thống trị của BTS, thể hiện cả sức mạnh và cạm bẫy tiềm tàng của toàn cầu hóa. Cuối cùng, K-pop phải tìm được sự cân bằng tinh tế giữa việc phục vụ thị trường toàn cầu và giữ lại những phẩm chất đặc biệt đã khiến nó trở thành một hiện tượng văn hóa. Chỉ sau đó, nó mới có thể tiếp tục thu hút khán giả trên toàn thế giới và định hình tương lai của âm nhạc Hàn Quốc.

Đinh Đang (Nikkei)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem