Thứ sáu, 10/05/2024

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (20/2): Nhóm cổ phiếu "họ Vingroup" có tiếp tục dẫn sóng?

20/02/2024 6:30 AM (GMT+7)

Phiên giao dịch hôm nay (20/2), dù tín hiệu kỹ thuật cho thấy trạng thái giao dịch có phần quá mua và rủi ro xuất hiện nhịp điều chỉnh ngắn hạn vẫn hiện hữu, tuy nhiên quán tính tăng điểm của chỉ số VN-Index được kỳ vọng vẫn có phần chiếm ưu thế hơn với động lực chính từ nhóm cổ phiếu trụ và thanh khoản gia tăng.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua (19/2), thị trường chứng khoán tiếp tục giữ vững sắc xanh với 298 mã tăng và 217 mã giảm. Theo đó, VN-Index ghi nhận phiên tăng thứ 6 liên tiếp với mức tăng 1,26%, lên mốc 1.224,97 điểm, chỉ số HNX-Index tăng 0,14%, chỉ số UPCoM-Index cộng thêm 0,44%.

Thanh khoản thị trường bất ngờ tăng mạnh so với các phiên trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 29.077 tỷ đồng trên cả 3 sàn nhờ dòng tiền tham gia mạnh ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (20/2): Nhóm cổ phiếu "họ Vingroup" có tiếp tục dẫn sóng?- Ảnh 1.

Quán tính tăng điểm của chỉ số VN-Index được kỳ vọng vẫn có phần chiếm ưu thế hơn trong phiên hôm nay 20/2. Ảnh: SSI


Có thể cân nhắc giải ngân với những cổ phiếu tích lũy tốt

Phiên giao dịch hôm nay (20/2), Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng và chỉ số VN-Index sẽ hướng về mức 1.245 điểm.

"Rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp, thị trường có thể chỉ xảy ra nhịp điều chỉnh kỹ thuật và các nhóm cổ phiếu có thể sẽ phân hóa, trong đó nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn có thể sẽ còn điều chỉnh, trong khi đó dòng tiền có thể tìm kiếm đến các nhóm cổ phiếu khác", chuyên gia của Yuanta Việt Nam nhận định.

Nhìn chung, dòng tiền chưa có dấu hiệu rút khỏi thị trường, nhưng điểm tiêu cực là đà tăng của thị trường ảnh hưởng nhiều từ nhóm cổ phiếu Vingroup, điều này có thể sẽ khiến đà tăng của thị trường khó bền vững và gây ra tâm lý chốt lời ở các nhóm cổ phiếu khác.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức TĂNG. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục và hạn chế gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu ở thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư ngắn hạn cũng có thể tìm kiếm cơ hội ngắn hạn ở nhóm cổ phiếu Vingroup (VIC, VHM, VRE) khi nhóm cổ phiếu này đều đã xác nhận xu hướng tăng với chiến lược mua lướt sóng ngắn hạn.

Trong khi đó, Chứng khoán Tiên Phong (TPS) thì nhận định, nhóm cổ phiếu Vingroup (VIC, VHM, VRE) là điểm sáng cho đà tăng phiên giao dịch ngày 19/2 khi thị trường đang lan truyền một số thông tin không chính thức liên quan đến việc bán vốn VRE đã giúp dòng tiền nhóm cổ phiếu này tăng mạnh và lan tỏa sang nhóm VN30.

Bên cạnh đó, thông tin về việc Mỹ công bố số liệu CPI vượt dự báo của thị trường và Ngân hàng nhân dân Trung Quốc giữ nguyên lãi suất các khoản vay trung hạn sẽ tiếp tục tác động đến tâm lý thị trường. Đồng thời, thị trường đang cho thấy sự vận động tích cực cũng là yếu tố hỗ trợ đà tăng cho phiên giao dịch tiếp theo.

Tuy nhiên, đóng góp chủ yếu vào đà tăng của chỉ số VN-Index phiên 19/2 lại đến từ nhóm cổ phiếu trụ VHM, VIC, VRE, GAS… trong khi diễn biến các cổ phiếu khác lại cho thấy sự phân hóa. Vì vậy, trong ngắn hạn, vùng điểm số 1.225 – 1.250 sẽ là ngưỡng kháng cự gần của chỉ số chính VN-Index.

Mã cổ phiếu nào cần quan tâm?

Phiên giao dịch hôm nay (20/2), Chứng khoán Vietcombank (VCBS) khuyến nghị mua cổ phiếu MWG của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động. Giá cổ phiếu MWG hiện tại là 46.800 đồng. Giá mục tiêu của cổ phiếu này là 56.100 đồng.

Quan điểm đầu tư của VCBS, doanh thu 2 chuỗi Thế giới Di động và Điện Máy Xanh được dự báo phục hồi chậm ở mức một con số đạt 89.767 tỷ đồng (+ 7%) trong năm 2024. Có được điều này trên cơ sở kinh tế phục hồi, các chính sách hỗ trợ của chính phủ dành cho tiêu dùng trong nước và hàng tồn kho đối với các sản phẩm ICT (điện thoại, mạng máy tính…) đã về mức thấp.

Kỳ vọng biên lợi nhuận cho mảng ICT sẽ duy trì mức tương đương quý IV/2023 khoảng 2,8% khi cuộc chiến giá bớt khốc liệt.

Riêng với Bách Hóa Xanh, việc chuỗi cửa hàng này hòa vốn trong tháng 12/2023 đã đưa MWG sang một bước phát triển mới. Doanh thu Bách hóa xanh sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024 nhờ tăng trưởng doanh thu cửa hàng cũ và mở mới một cách chọn lọc.

Với giả định doanh thu thuần chuỗi cửa hàng này đạt 36.700 tỷ trong 2024 (+18%) và MWG tiếp tục cắt giảm chi phí, kỳ vọng có thể đem về lãi ròng 300 - 400 tỷ đồng trong năm nay.

Trong khi đó, Chứng khoán MB (MBS) thì khuyến nghị mua cổ phiếu PVD của Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí. Giá hiện tại của cổ phiếu PVD là 28.750 đồng. Giá mục tiêu cổ phiếu này là 35.000 đồng.

Năm 2023, PVD ghi nhận lợi nhuận ròng đạt 579 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước đó lỗ), cao hơn kỳ vọng và hoàn thành 117% dự phóng của chứng khoán MBS. Triển vọng giai đoạn 2024-2025 tươi sáng khi thị trường giàn khoan thế giới sôi động hơn.

Dự phóng lợi nhuận ròng năm 2024 - 2025 của PVD sẽ lần lượt đạt 967 tỷ đồng (+66,9%) và 1.234 tỷ đồng (+27,6% so với cùng kỳ). Những động lực chính bao gồm thị trường giàn khoan thế giới đi lên giúp hiệu suất hoạt động các giàn của tổng công ty này duy trì ở mức cao, ước tính ở mức 99,4 – 98,7% trong năm 2024 - 2025, giá thuê giàn khoan cũng ước tăng mạnh so với cùng kỳ.

Hiện, PVD có thể cung cấp dịch vụ kỹ thuật giếng khoan cho các dự án thượng nguồn lớn trong nước như Lô B, Lạc Đà Vàng, Cá Voi Xanh và Sư Tử Trắng 2B…

Theo chứng khoán MBS, giá trị hợp lý của cổ phiếu PVD trong năm 2024 là 35.000 đồng. Rủi ro giảm giá cổ phiếu bao gồm giá cho thuê giàn khoan tự nâng thấp hơn dự kiến, và các hợp đồng cho thuê giàn khoan tại nước ngoài không diễn ra đúng như dự kiến, có thể gây ảnh hưởng tới chi phí kéo giàn.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Hợp tác toàn diện với Ngân hàng LPBank, thêm người mới vào HĐQT và Ban kiểm soát, tích cực tuyển thêm hàng loạt kỹ sư để phục vụ nông nghiệp, CTCP Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng những kết quả năm tốt hơn 2023.

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

SK Group, tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc sau Samsung tính theo doanh thu, vẫn là cổ đông lớn tại Masan Group và là một trong những đối tác lớn của tập đoàn đa ngành của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung cho biết sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ USD mỗi năm trong thời gian tới tại Việt Nam, tiếp tục tăng số lượng công ty Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của đại tập đoàn này, và đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực.

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Ngân hàng Thế giới (World Bank) hôm nay 9/5 thông báo đã bổ nhiệm bà Mariam Sherman làm Giám đốc Quốc gia mới của WB tại Việt Nam, Campuchia và Lào.

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Chương trình đào tạo về Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) là một phần trong hoạt động hỗ trợ của Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) nhằm thúc đẩy triển khai thị trường carbon tại Việt Nam với sự hợp tác của Cục Biến đổi khí hậu (Cục BĐKH), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT).

6 nhà máy lớn tại Việt Nam vẫn chưa cung ứng đủ, Samsung sẽ xây thêm

6 nhà máy lớn tại Việt Nam vẫn chưa cung ứng đủ, Samsung sẽ xây thêm

Samsung Electro-Mechanics (SEM), nhánh làm bán dẫn và các bộ phận máy ảnh của Tập đoàn Samsung, đang chuẩn bị xây một nhà máy mới tại Việt Nam -- nơi Samsung đang vận hành 6 nhà máy lớn.