Thứ bảy, 18/05/2024

Có 2,65 triệu thuê bao tại Việt Nam sử dụng mạng di động ảo

03/06/2023 8:02 AM (GMT+7)

Tính đến thời điểm hiện tại, 4 mạng di động ảo gồm Mobicast, ASIM, Đông Dương Telecom và Digilife đã phát triển 2,65 triệu thuê bao di động, chiếm 2,1

Theo thống kê đến ngày 30/4 của Cục Viễn thông, Việt Nam có 2,65 triệu thuê bao sử dụng mạng di động ảo. Hiện thị trường di động Việt Nam có ARPU thấp và bị cạnh tranh gay gắt từ dịch vụ OTT. Vì vâỵ, việc các nhà mạng di động ảo tham gia cung cấp dịch vụ sẽ góp phần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ chuyển đổi số.

Có 2,65 triệu thuê bao tại Việt Nam sử dụng mạng di động ảo - Ảnh 1.

Có 2,65 triệu thuê bao tại Việt Nam sử dụng mạng di động ảo

Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) chia sẻ, mô hình mạng di động ảo có thể triển khai các dịch vụ trên toàn quốc, giúp tiết kiệm hạ tầng, tài nguyên và mang lại giá trị cho khách hàng.

Các mạng di động ảo chỉ cần mua buôn lưu lượng của các nhà mạng có hạ tầng, tập trung vào khâu kinh doanh để đem đến sản phẩm phù hợp cho khách hàng. Do đó, mạng di động ảo sẽ có lợi thế phát triển hơn, chỉ cần chọn thị trường ngách để phát triển mà không cần đánh rộng như nhà mạng có hạ tầng.

Tuy nhiên, một điều khó khăn ở đây là mạng di động ảo sẽ phụ thuộc nhiều vào các nhà mạng có hạ tầng. Hơn nữa, mô hình này còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên cần có những chính sách quản lý để thúc đẩy cạnh tranh.

Năm 2010. Bộ TT&TT cấp phép cho một số nhà mạng di động ảo như FPT, VTC,… Theo đó, VTC sẽ mang đến dịch vụ thông tin di động trên hạ tầng 3G của EVN Telecom, roaming với các mạng 2G trong nước.

Ngoài ra, VTC sẽ nghiên cứu các phương án roaming với các mạng di động khác, mở rộng vùng phủ sóng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Còn bên phía FPT lúc đó không đưa ra kế hoạch kinh doanh và hợp tác với các nhà mạng có hạ tầng.

Tại thời điểm đó, Bộ TT&TT cho rằng, nếu doanh nghiệp nào đủ điều kiện, Bộ sẽ cấp phép vì mạng di động ảo không có băng tần riêng, mà phải sử dụng hạ tầng cũng như băng tần của các mạng di động khác. Tuy nhiên, một thời gian sau các doanh nghiệp đã âm thầm rút lui khỏi thị trường.

Theo Thế giới & Việt Nam

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỷ đồng.

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tại Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế TP.HCM năm 2024 sẽ có không gian nhà màng, tái hiện mô hình trồng sâm Ngọc Linh.

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

Lễ hội Bánh mì đang diễn ra tại TP.HCM thu hút rất đông người dân và du khách. Lễ hội năm nay thay đổi địa điểm tổ chức, kỳ vọng mang lại nhiều trải nghiệm thú vị về ẩm thực cho khách tham quan.

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Công ty Cổ phần Sóng Thần Hà Nội (Magicwave) vừa phối hợp với Công ty TNHH Meiji Food Việt Nam tổ chức “Lễ ra mắt sản phẩm cân bằng dinh dưỡng MeiBalance của hãng sản xuất Meiji Nhật Bản và công bố hệ thống phân phối sản phẩm MeiBalance chính hãng tại Việt Nam”.

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Tổng số trụ sở các cơ quan, đơn vị ở TP.HCM có điện mặt trời áp mái là 440 trụ sở với tổng công suất lắp đặt 43,312MWp; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỷ đồng, theo ông Nguyễn Phương Duy, Phó trưởng phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương TP.HCM.

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.