Quốc gia đón năm mới mà người dân than khóc như mưa

Vương Nam (tổng hợp) Thứ hai, ngày 27/01/2020 19:47 PM (GMT+7)
Nhiều vùng tại đất nước này, người dân sẽ đón năm mới bằng cách khóc lóc thảm thương. Đây cũng là đất nước có nhiều ngày tết nhất thế giới.
Bình luận 0

img

Nhiều người Ấn Độ đón năm mới bằng cách khóc lóc thảm thương (ảnh: Easemytrip)

Người Ấn Độ không có thời gian cố định cho ngày tết. Mỗi khu vực ở Ấn Độ lại có một thời điểm đón tết riêng biệt. Khu vực phía bắc Ấn Độ sẽ đón năm mới vào tháng 4, trong khi miền Nam Ấn thì tết diễn ra vào tháng 3 và miền Tây Ấn là từ tháng 11 – 12. Tổng cộng, một năm có tới 12 ngày tết ở Ấn Độ.

Theo tờ Easemytrip, ở nhiều vùng tại Ấn Độ, ngày tết còn được gọi là “tết đau khổ” hay “tết cấm thực”. Vào ngày này, người Ấn Độ sẽ bỏ ăn một ngày một đêm, nếu có ăn đồ ăn, đó sẽ là những món có vị đắng. Họ cũng sẽ ôm nhau khóc lóc thảm thiết và nghiêm cấm việc chúc tụng.

img

Khóc lóc là cách người Ấn Độ bày tỏ sự tiếc thương cho tuổi đời của mình (ảnh minh họa)

Người Ấn Độ quan niệm rằng, khi năm mới bắt đầu, họ sẽ thêm già và cuộc đời sẽ ngắn lại. Vì vậy, than khóc vào năm mới là cách để bày tỏ sự tiếc thương cho bản thân và mọi người xung quanh.

Theo thần thoại Ấn Độ, lễ hội mừng năm mới bắt nguồn thì câu chuyện về vị vua huyền thoại Vikramaditya, sinh năm 57 TCN. Cha của Vikramaditya đã bị vua Saka độc ác đánh bại và bị bắt giam.  Vikramaditya trốn lên rừng, sau đó trở về đánh bại vị vua độc ác, giành lại vương quốc. Người Ấn Độ lấy ngày Vikramaditya chiến thắng là ngày mừng năm mới.

img

Ấn Độ rực sáng trong ngày đầu năm mới (ảnh: Hellpic)

Vào năm mới, mọi thành phố và ngôi làng ở Ấn Độ đều sáng rực với hàng ngàn chiếc bóng đèn. Trong nhà cũng được trang trí bằng những chiếc đèn dầu nhỏ được gọi là Diwa. Bóng đèn được treo trong các ngôi đền, nhà ở và dọc đường đi. Người Ấn Độ quan niệm rằng, ánh sáng  từ những chiếc đèn sẽ xua đuổi cái ác và thay thế bằng những điều tốt đẹp. Đây cũng là biểu tượng cho lòng hiếu khách.

Theo báo điện tử Timeanddate, vào ngày đầu năm mới, người Ấn Độ sẽ dậy từ 4 giờ sáng. Họ sẽ ăn mặc thật sặc sỡ, màu hồng, màu đỏ và màu tím là tượng trưng cho thánh thần của người theo đạo Hindu, còn màu vàng tượng trưng cho chúa trời.

img

Bôi màu lên mặt là phong tục truyền thống của người Ấn Độ (ảnh: Easemytrip)

Người Ấn Độ coi tết là ngày hội của lửa, của màu đỏ. Vào dịp năm mới họ sẽ tổ chức những lễ hội vui chơi, nhảy múa và đặc biệt là nghi thức bôi phẩm màu vào nhau. Những màu sắc được sử dụng thường là màu đỏ, cam và vàng.

Tất cả mọi người đều có thể bôi màu lên mặt người khác, bất kể giới tính, địa vị. Điều này thể hiện sự chúc phúc tốt lành của người Ấn Độ. Ở một số vùng khác, người ta thay việc bôi màu bằng tục té nước, với ý nghĩa tương tự.

img

Người Ấn Độ tổ chức rất nhiều lễ hội vào dịp đầu năm (ảnh: Easemytrip)

Theo tờ Salebhai, Cheti Chand là một lễ hội quan trọng được tổ chức vào ngày đầu năm mới của người Ấn Độ. Đây là  nghi thức thờ cúng thần nước – vị thần khởi nguồn cho cuộc sống.  Người Ấn Độ sẽ tổ chức một đám rước có tên là Baharana Sahib, đến một con sông hoặc hồ gần đó. Những người tham gia đám rước sẽ thực hiện một điệu nhảy truyền thống có tên là Chhej và để lại những lễ vật cho thần nước Jal Devata.

img

Người Ấn Độ rất thích ăn đồ ngọt vào những ngày lễ (ảnh: Railyatri)

Sau ngày "tết đau khổ", những món ăn vào dịp năm mới ở Ấn Độ chủ yếu vẫn là đồ ngọt. Các món ăn thường được làm từ những thực phẩm như cá, thịt gà, thịt cừu, trái cây… đặc biệt được chế biến rất ngọt. Theo văn hóa của người Ấn Đô, vị ngọt tượng trưng cho sự hạnh phúc và may mắn.

Theo truyền thống, vào đầu năm mới, người Ấn Độ cũng sẽ ăn vài chiếc lá của cây sầu đâu. Họ cho rằng làm vậy sẽ giúp thanh lọc cơ thể và chống lại bệnh tật.

Các phong tục đón giao thừa kỳ lạ ở nhiều nơi trên thế giới

Mỗi nước trên thế giới lại có những phong tục tập quán đón mừng độc lạ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem