Chuyên gia giáo dục chỉ ra những đặc điểm nhận diện học sinh ưu tú, nhân tài trong tương lai

Tào Nga Chủ nhật, ngày 29/10/2023 09:40 AM (GMT+7)
PGS.TS Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, trẻ ưu tú thường chia thành hai loại: một loại là trẻ ưu tú khác thường, trí lực toàn diện, còn một loại là trẻ ưu tú đặc biệt trong lĩnh vực đặc thù.
Bình luận 0

Nhận diện những học sinh ưu tú, nhân tài tiềm năng

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: "Điều kiện cơ bản của học sinh ưu tú không phải là học lực mà là phát triển dựa trên việc coi trí lực ưu tú là trung tâm. Trẻ ưu tú thường chia thành hai loại: một loại là trẻ ưu tú khác thường, trí lực toàn diện, còn một loại là trẻ ưu tú đặc biệt trong lĩnh vực đặc thù như toán học, âm nhạc, mỹ thuật...

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, trẻ nói chung có trí lực ưu tú có mấy đặc trưng dưới đây: Nôn nóng, dễ nổi nóng hoặc nóng lòng hoàn thành một công việc nào đó; Khát vọng vượt lên trên nguyện vọng của người khác; Ngôn ngữ phong phú nhiều mầu sắc; Có khả năng kể các câu chuyện giàu sức tưởng tượng; Khi người khác nói chuyện luôn nói leo; Dám đưa ra cách nhìn với người lớn một cách cởi mở thoải mái; Có suy nghĩ liên tưởng, hai chiều.

Chuyên gia giáo dục chỉ ra những đặc điểm nhận diện học sinh ưu tú, nhân tài trong tương lai  - Ảnh 1.

PGS Trần Thành Nam chia sẻ thực trạng đào tạo học sinh tài năng đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Ảnh: NVCC

Ngoài ra, các em còn hiếu kỳ và thích đặt câu hỏi; Quan sát sự vật một cách tỉ mỉ; Nóng vội đưa vấn đề phát hiện ra nói cho mọi người biết; Có thể tìm ra được mối quan hệ trong quan niệm không tương quan rõ ràng; Gặp được sự phát hiện mới, tỏ rõ sự phấn khởi; Có khuynh hướng quên hết cả thời giờ khi chìm đắm trong việc gì đó.

Với học sinh tiểu học, những đứa trẻ có trí lực ưu tú còn có các đặc điểm sau: Có rất nhiều ảo tưởng; Hoàn toàn cảm thấy chán ghét chỗ ngồi đằng sau lớp; Thích làm mất trật tự; Thích nêu ra một vấn đề mà tự mình cho là hay; Thầy giáo muốn câu ta trả lời một vấn đề, cậu ta lại đưa ra đến cả năm cách trả lời.

Còn đối với học sinh THCS, THPT, những đứa trẻ có trí lực ưu tú còn có các đặc điểm: Là người ham học không mệt mỏi; Được các giải thưởng về khoa học nghệ thuật hoặc văn học; Có cảm hứng mạnh mẽ đối với khoa học và văn học; Có thể trả lời nhanh và thông minh các câu hỏi; Thành tích toán học nổi bật; Có cảm hứng rất nhiều mặt; Là một người có hứng thú, tình cảm rất ổn định; Mạnh dạn, nóng lòng làm những việc mới; Có thể khống chế cục diện hoặc với người có tuổi tác tương tự với mình; Rất biết kinh doanh (tư duy kinh doanh); Thích một mình làm việc; Mẫn cảm đối với cảm tình của ngừơi khác, hoặc mẫn cảm đối với hoàn cảnh xung quanh; Có lòng tin ở chính mình; Có khả năng khống chế bản thân; Giỏi quan sát thưởng thức biểu diễn nghệ thuật; Dùng phương pháp có tính sáng tạo để giải quyết vấn đề; Có tư duy sáng tạo, giỏi quan sát mối liên hệ giữa các sự vật; Khuôn mặt và tư thái gợi cảm, gây được ấn tượng.

Còn đối với sinh viên thì qua các đặc điểm: Có sự sáng tạo và thích ứng cao trong mọi hoàn cảnh chứ không chỉ học để đảm bảo tính chuẩn mực; Có khả năng thích ứng với công việc mới chứ không chỉ trung thành với một chỗ làm duy nhất; Biết vận dụng những tư tưởng mới chứ không chỉ biết tuân thủ những điều đã được định sẵn; Biết đặt những câu hỏi đúng chứ không chỉ biết áp dụng những lời giải đúng; Có kỹ năng làm việc theo nhóm, bình đẳng trong công việc chứ không tuân thủ theo sự phân bậc quyền uy; Có hoài bão để trở thành những nhà khoa học lớn, các nhà doanh nghiệp giỏi, các nhà lãnh đạo xuất sắc chứ không chỉ trở thành những người làm công ăn lương; Có năng lực tìm kiếm và sử dụng thông tin chứ không chỉ áp dụng những kiến thức đã biết; Biết kết luận, phân tích đánh giá chứ không chỉ thuần túy chấp nhận; Biết nhìn nhận quá khứ và hướng tới tương lai; Biết tư duy chứ không chỉ là người học thuộc; Biết dự báo, thích ứng chứ không chỉ phản ứng thụ động; Chấp nhận sự đa dạng chứ không chỉ tuân thủ điều đơn nhất; Biết phát triển chứ không chỉ chuyển giao.

8 đề xuất mô hình đào tạo tài năng

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, những tài năng ưu tú được xác định các phẩm chất tương ứng với 1,5% xuất sắc nhất trong dân số (lớn hơn từ 2 đến 3 độ lệch chuẩn so với điểm trung bình chung của quần thể) ví dụ như IQ thường > 140.

"Nhiều quan điểm cho rằng những đứa trẻ năng khiếu có thể thành công mà không cần đến sự giúp đỡ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra liệu những đứa trẻ năng khiếu có phải quá xuất sắc để thành công mà không cần đến sự hỗ trợ của các chương trình đào tạo, giáo dục, người hỗ trợ. Mặc dù có một số trẻ năng khiếu có thể thành công mà không phụ thuộc vào giáo viên, song điều này không thể biện minh cho quan điểm trẻ năng khiếu không cần tới sự hỗ trợ của giáo viên", PGS Nam nói.

Phát hiện bồi dưỡng các tài năng, thu hút trọng dụng người tài vào các vị trí lãnh đạo quản lý các cấp là một trong những nội dung quan trọng được Đảng ta đặt ra. Để tạo ra những đột phá trong việc phát hiện, thu hút trọng dụng nhân tài, cần xây dựng hệ tiêu chí xác định nhân tài, có tiếp cận dài hạn trong bồi dưỡng phát triển nhân tài và tạo các cơ chế chính sách để trọng dụng, bổ nhiệm họ vào các vị trí lãnh đạo quản lý.

PGS.TS Trần Thành Nam khẳng định, chất lượng đào tạo học sinh khối chuyên, tài năng cho đến nay đã phần nào đáp ứng mong đợi của học sinh. Song một số chiều cạnh chưa được đánh giá cao như cơ sở vật chất, áp lực cạnh tranh trong trường chuyên và chương trình tăng tốc, cá nhân hóa người học chưa đáp ứng mong muốn được học một chương trình có đủ độ thử thách về môn học năng khiếu, tài năng; được tiếp xúc với bạn bè cùng khả năng, được thấu cảm bởi người lớn về khả năng của mình, được thử thách và thể hiện bản thân.

PGS.TS Trần Thành Nam và nhóm nghiên cứu đề xuất 8 mô hình đào tạo tài năng đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, cụ thể: Nhận diện học sinh tài năng và cơ chế tuyển sinh; phương pháp dạy học; chương trình dạy học; hệ thống kiểm tra đánh giá; đào tạo theo cá nhân hóa, tăng tốc người học; đội ngũ giáo viên; hoạt động ngoại khóa, khoa học; và môi trường học tập.

Các quốc gia khác có nhiều chính sách thu hút nhân tài. Ví dụ như Mỹ có chương trình Visa H1B tuyển dụng và nhập khẩu nhân tài từ các nước khác đến làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đặc biệt. Tạo các trung tâm công nghệ (thung lũng Silicon), môi trường nghiên cứu, chuyển giao, kinh doanh thuận lợi thu hút nhân tài.

Ở Đức có chương trình Blue Card như Visa H1B của Mỹ. Trung Quốc có cơ chế phát hiện đánh giá nhân tài trọng tâm vào trách nhiệm nghề nghiệp, khát khao cống hiến sau đó mới đến năng lực, thành tích, bằng cấp….

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem