Chiến tranh biên giới 1979: Tiết lộ về tiêm kích mạnh nhất của Việt Nam

Thứ năm, ngày 08/08/2019 20:31 PM (GMT+7)
Sau sự kiện 30/4/1975, Việt Nam thu được số lượng nhỏ máy bay tiêm kích F-5E, đây là phiên bản mạnh nhất trong gia đình F-5 do Mỹ sản xuất. Năng lực tác chiến của loại máy bay này mạnh hơn cả các phiên bản MiG-21 mà ta đang sở hữu lúc đó.
Bình luận 0

img

Để tăng cường cho lực lượng không quân sẵn sàng cho những tình huống xảy ra khi nổ ra cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc, không quân Việt Nam đã tăng cường thêm các phi đội máy bay tiêm kích và cường kích do Mỹ sản xuất từ TP.HCM ra.

img

Trong số này đáng kể nhất là 10 chiếc tiêm kích F-5, trong số này có cả phiên bản F-5E.

img

Đây là phiên bản mới nhất và mạnh nhất của tiêm kích F-5 do Mỹ sản xuất lúc đó.

img

Những chiếc máy bay này còn rất mới, thậm chí có chiếc mới chỉ bay được 20 giờ lúc chúng ta thu được.

img

Theo nhiều nguồn tin không chính thức, Không quân ta đã thu được ít nhất 41 chiếc tiêm kích hạng nhẹ F-5 với các biến thể C/E/F sau năm 1975.

img

Trong số này có khoảng hai chục chiếc F-5E mà Mỹ vừa chuyển giao cho không quân Việt Nam Cộng Hòa.

img

Trong gần 10 năm tiếp theo sau giải phóng, số chiến đấu cơ này được coi là tiêm kích mạnh nhất của không quân Việt Nam.

img

Các chuyên gia Liên Xô qua nghiên cứu cũng nhận xét rằng trong cận chiến, F-5E sẽ giành nhiều lợi thế trước MiG-21 bởi sự cơ động dễ dàng của một máy bay nhỏ nhẹ được thiết kế khí động tốt.

img

Ngoài ra hệ thống điều khiển và ngắm bắn của F-5E hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt khi phải quần lộn với gia tốc lớn.

img

"MiG-21 không thể theo kịp F-5E trong điều kiện như vậy", chuyên gia Liên Xô kết luận.

img

Thậm chí năng lực chiến đấu của loại chiến đấu cơ này còn vượt cả MiG-23.

img

Khi cho MiG-23 cận chiến với F-5E kết quả thậm chí còn đáng thất vọng hơn nữa, sự nhanh nhẹn khó tin của F-5E có thể trừng phạt bất cứ đối thủ nào.

img

Việc chiếc F-5E át vía hoàn toàn dòng tiêm kích chủ lực của Liên Xô khi đó là MiG-23 cho thấy chiếc "tiêm kích hạng 2" này của Mỹ thực sự vô cùng đáng gờm.

img

Hình ảnh tiêm kích F-5E trong biên chế không quân Việt Nam.

img

So với các chiến đấu cơ J-5/6/7 của Trung Quốc khi đó, loại máy bay này thể hiện sự vượt trội hoàn toàn.

img

Máy bay tiêm kích F-5E Tiger II là thế hệ hai của dòng tiêm kích hạng nhẹ F-5 do công ty Northrop sản xuất vào đầu những năm 1970 nhằm giành hợp đồng Máy bay Tiêm kích Quốc tế (IFA) mà chính quyền Mỹ đưa ra lúc đó.

img

Tuy nhiên chỉ có khoảng 1.400 chiếc F-5E và F-5F (mẫu hai chỗ ngồi để huấn luyện) nhưng đã được Mỹ xuất khẩu tới khoảng 30 quốc gia trên thế giới.

img

Đến ngày nay, vài trăm chiếc vẫn còn tồn tại trong không quân nhiều nước trên thế giới. Nhìn vào những con số này, có lẽ không ít người coi F-5E là một mẫu chiến đấu cơ thành công của nước Mỹ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng F-5E có số phận khá kỳ lạ ngay từ khi nó được “sinh ra”.

img

Tiêm kích hạng nhẹ F-5E khi được Northrop tạo ra, Không quân Mỹ đã không sử dụng chúng cho vai trò chiến đấu cơ tiền tuyến mà là để đóng giả máy bay đối phương (OPFOR) cho vai trò huấn luyện.

img

Với kiểu dáng nhỏ gọn, tính năng tương tự, F-5E được dùng để đóng giả MiG-21 của Liên Xô để phi công Mỹ luyện đối đầu. Hiện nay, vẫn còn số lượng rất nhỏ F-5E được Hải quân Mỹ sử dụng để làm OPFOR.

img

Ở trong nước, Mỹ chỉ dùng F-5E để huấn luyện tập bắn, nhưng trên thế giới thì F-5E được viện trợ (cho không) và bán với giá rẻ cho các nước đồng minh sử dụng.

img

Khoảng 900 chiếc được Northrop chế tạo tại Mỹ, số còn lại công ty này cung cấp giấy phép sản xuất cho Thụy Sĩ, Đài Loan (TQ), Hàn Quốc tự chế tạo phục vụ cho nhu cầu trong nước. Đơn giá một chiếc thời điểm đó được xác định là 2,1 triệu USD.

img

Ở khu vực Đông Nam Á, bốn nước gồm Indonesia, Thái Lan, Việt Nam (VNCH), Singapore đã được Mỹ cung cấp F-5E. Tới ngày nay, ngoài Việt Nam thì ba nước còn lại vẫn dùng F-5E, hầu hết đã trải qua nâng cấp hiện đại hóa.

img

Tiêm kích hạng nhẹ F-5E Tiger II có chiều dài: 14,45m; sải cánh: 8,13m; cao: 4,08m; vận tốc cực đại: Mach 1,6 (1.700km/h); tầm bay: 3.700 km; trần bay: 15.800 m; vận tốc lên cao: 175 m/s; trọng lượng cất cánh tối đa 11,1 tấn.

img

2 tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick; 2 bệ phóng rocket LAU-61/68 với 19 đạn hoặc 2 bệ phóng LAU-5003 với 19 đạn.

img

2 LAU-10 với 4 đạn 127mm hoặc 2 Matra với 18 đạn 68mm; hoặc nó có thể mang bom không điều khiển Mk80 series, bom chùm CBU, bom napan.

img

Với hỏa lực mạnh mẽ, tiêm kích F-5E của không quân Việt Nam đã gây ra những trận không kích kinh hoàng cho quân Khmer Đỏ.

img

Có lẽ chính năng lực tác chiến cùng với khí tài có chất lượng hơn hẳn, nên dù không quân Trung Quốc có số lượng áp đảo, đối phương vẫn không dám sử dụng không quân trong năm 1979.

Việt Hùng (An Ninh Thủ Đô)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem