Chè cổ thụ

  • Thật đáng kinh ngạc, cả một rừng chè shan tuyết cổ thụ, đã được biết đến vài chục năm nay ở xã Sùng Đô huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, thế nhưng cơ quan chức năng và cả báo chí lại rất hiếm thông tin về nó. Khi ngồi viết bài này tôi còn cảm thấy mình có lỗi lớn với độc giả, bởi rừng chè rộng lớn ấy; trong đó, có cả cây chè cổ thụ đường kính đến 1,2 m mà cánh nhà báo chúng tôi chẳng biết để sớm thông tin đến bạn đọc.
  • Ở vùng núi đá xã Sín Chải (huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên), nằm ở độ cao 1.400m so với mực nước biển, quanh năm mây mù bao phủ, có hàng nghìn cây chè shan tuyết cổ thụ đang bén rễ. Đồng bào Mông nơi đây gọi đó là loài cây "bất tử" bởi chúng có độ tuổi lên đến hàng trăm năm và sinh sống được ở một vùng đất có khí hậu khắc nghiệt như Sín Chải.
  • Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, xã An Lạc, huyện Sơn Động (Bắc Giang) tưởng chừng đã được con người khám phá hết. Nhưng núi rừng tự nhiên luôn ẩn giấu những điều kỳ thú mà nếu có cơ duyên sẽ biết được một phần rất nhỏ bí mật của đại ngàn. Chỉ từ một mẩu thông tin trong câu chuyện tưởng chừng như vu vơ, chúng tôi liền lên đường, bắt đầu hành trình đi tìm loài chè cổ thụ đang còn tồn tại ở rừng nguyên sinh Tây Yên Tử.
  • Đã hơn 3 năm nhưng hạng mục sửa chữa, nâng cấp đường từ xã Sơn Thịnh (quốc lộ 32) đến trung tâm xã Suối Giàng (thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, gia cố hồ chứa nước xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) vẫn chưa thể triển khai, gây khó khăn trong việc lưu thông của người dân cũng như du khách đến với vùng chè Shan tuyết cổ thụ Suối Giàng.
  • Với những cây chè cổ thụ có tuổi đời từ vài trăm năm đến cả nghìn năm thì lá và đặc biệt là búp chè được người Trung Quốc chế biến, bán ra thị trường với giá lên tới vài tỷ đồng/kg. Tuy nhiên, ở Việt Nam, loại chè này còn có cả rừng.
  • Xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái nổi tiếng với đặc sản chè Shan tuyết được thu hái từ những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Những cây chè này sống trên độ cao từ 1.300 mét đến 1.800 mét so với mực nước biển, nhiều cây tuổi đời lên tới 300 năm. Nhưng tới nay, lại chè quý này đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt bởi bầy mối.
  • Hàng ngàn gốc chè to bằng hai người ôm, mọc sừng sững giữa núi rừng. Bao đời nay, bà con người Dao sống trên dãy Hoàng Liên Sơn (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) coi những "đại lão mộc" này là kho báu của dân bản. Giờ đây bà con đã biết khai thác giống chè cổ thụ để chế biến chè shan tuyết hàng hóa.
  • Gốc chè to như thùng gánh nước, thân cao 10-15m, mọc lên giữa rừng già của xã Pa Vây Sủ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được coi là bảo vật. Cây chè có tuổi thọ cả nghìn năm nay. Một ngày đầu tháng 11, phóng viên Dân Việt đã men theo những con đường mòn để tới khá phá khu rừng này.
  • Với tuổi đời hàng trăm năm, ở độ cao trên 1.700 mét so với mực nước biển, vùng chè cổ Sà Dề Phìn ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, quanh năm bao phủ bởi mây núi, sương mù. Chè là sản vật quý giá của người dân bản địa. Vùng chè cổ đang mang lại cho bà con nguồn thu nhập ổn định
  • Chè Shan tuyết cổ thụ còn được gọi là cây “bất tử” của đồng bào Mông ở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. Nhiều cây có tuổi đời hàng trăm năm. Muốn hái được búp chè phải bắc thang trèo lên cây.