Cây trà hoa vàng từ lâu nay được coi là "vàng" của núi rừng, vậy mà có một thời từng bị săn lùng đến mức nguy cơ tận diệt. Hiện nay, bằng sự đam mê, tâm huyết,  những cây trà hoa vàng đang được nâng niu, chăm bón, trở thành những sản phẩm đa dạng và từng bước vươn xa trên thị trường.

Trước đây, trà hoa vàng được biết đến là cây trồng chủ lực của vùng đất Ba Chẽ, (tỉnh Quảng Ninh), giúp nhiều bà con xã vùng cao, vùng sâu xa nơi đây đổi đời. Tuy nhiên, ít người biết, loại dược liệu quý được mệnh danh là "nữ hoàng" của các loài trà cũng đã xuất hiện và định danh ở Hải Hà - huyện miền Đông của tỉnh Quảng Ninh, vốn nổi tiếng với nhiều sản vật phong phú.

"Canh bạc" tất tay của người đưa "nữ hoàng trà" trở thành đặc sản vùng đất miền Đông Quảng Ninh- Ảnh 1.

Ông Lê Mạnh Quy giới thiệu về sản phẩm trà hoa vàng Quy Hoa với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ảnh: NVCC

Bắt đầu từ năm 2014 đến nay, trà hoa vàng được nhân giống, phát triển thành vùng nguyên liệu ở đây. Và người góp công lớn trong việc bảo tồn giống dược liệu quý hiếm ở địa phương này, phải kể đến ông Lê Mạnh Quy.

Theo giới thiệu của Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi đến thăm vườn trà hoa vàng Quy Hoa của ông Lê Mạnh Quy tại thôn 5, xã Quảng Minh, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh vào một ngày giữa tháng 8.

Vốn kinh doanh lĩnh vực xây dựng, kiếm được tiền tỷ mỗi năm, ông Lê Mạnh Quy bất ngờ chuyển hướng, trở thành một nông dân thực thụ khi phát triển vùng nguyên liệu trà hoa vàng, giúp cho đặc sản này có tên trên bản đồ OCOP của vùng đất Hải Hà, Quảng Ninh.

Gắp bông hoa trà màu vàng ruộm, thêm vài chiếc lá trà khô, thả nhẹ vào bình trà nóng, ông Lê Mạnh Quy mời chúng tôi thưởng thức tách trà với sắc vàng sóng sánh như mật ong...

"Canh bạc" tất tay của người đưa "nữ hoàng trà" trở thành đặc sản vùng đất miền Đông Quảng Ninh- Ảnh 2.

Đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng, vì sao ông lại quyết định chuyển hướng sang làm nông dân và dành trọn tâm huyết cho trà hoa vàng?

- Tôi vốn gốc ở Thái Bình, ra huyện Hải Hà (tỉnh Quảng Ninh) để sinh cơ lập nghiệp từ những năm 90 thế kỷ trước. Vì có niềm đam mê cây cối, từ khi vẫn làm ngành xây dựng, đi san lấp mặt bằng, tôi đã tìm hiểu và thấy được giá trị của cây trà hoa vàng bản địa. 

Mỗi bộ phận của cây trà hoa vàng đều có thể sử dụng để hỗ trợ, điều trị các chứng bệnh như tiểu đường, mỡ máu, ngăn ngừa ung thư… Đặc biệt hoa của cây này là bộ phận rất có giá trị bởi nó chứa nhiều dược chất quý.

Trước đây, trà hoa vàng mọc hoang trong rừng, bà con thường hái về để chữa bệnh trong gia đình, hoặc đào cả cây để bán cho thương lái Trung Quốc. Đặc biệt, vào thời điểm những năm 2011, 2012, thương lái Trung Quốc thu mua trà hoa vàng Hải Hà rất nhiều với giá 1,6 -1,8 triệu đồng/kg trà hoa vàng tươi.

"Canh bạc" tất tay của người đưa "nữ hoàng trà" trở thành đặc sản vùng đất miền Đông Quảng Ninh- Ảnh 3.
"Canh bạc" tất tay của người đưa "nữ hoàng trà" trở thành đặc sản vùng đất miền Đông Quảng Ninh- Ảnh 4.

Khi đó, tôi thực sự trăn trở khi thấy loại cây dược liệu của quý bản địa nhưng lại "chảy máu" sang Trung Quốc, có nguy cơ bị tận diệt. Do vậy, năm 2013, tôi quyết định bỏ vốn để gom mua giống trà hoa vàng với mục đích bảo tồn và duy trì giống trà này ở địa phương để bà con dân mình có cơ hội được sử dụng nhiều hơn.

Tuy nhiên, lúc bấy giờ trà hoa vàng tự nhiên ở Hải Hà đã bị thương lái Trung Quốc gần như "vét" sạch, chỉ còn lại số lượng rất ít. Tôi phải tìm đến từng nhà dân trong Hải Hà để tìm mua. Rồi Hải Hà không còn thì lên Ba Chẽ, tìm đến các xã, các bản vùng ven biên giới… để tìm cây giống. Khi đã có cây giống rồi, tôi đưa cây trà hoa vàng về trồng tại vườn nhà vào năm 2014.

"Canh bạc" tất tay của người đưa "nữ hoàng trà" trở thành đặc sản vùng đất miền Đông Quảng Ninh- Ảnh 5.

Hiện vườn trà hoa vàng Quy Hoa rộng hơn 4ha với khoảng 1 vạn cây trà hoa vàng của ông đang sinh trưởng khỏe mạnh. Hẳn là hành trình nhân giống loại dược liệu quý này của ông cũng có nhiều điều để nói?

- Có được vườn trà hoa vàng Quy Hoa như hôm nay là kết quả của thời gian, công sức và cả rất nhiều tiền bạc. Hải Hà là vùng đất có khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho cây trà hoa vàng phát triển. 

Tuy nhiên, khi đưa trà hoa vàng mọc tự nhiên trong rừng về trồng trong vườn nhà, đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật, tỉ mỉ, chịu khó tìm tòi thì cây mới có thể phát triển và ra hoa được.

Thời gian ban đầu trồng hoa vàng cực kỳ khó khăn, vì tôi hoàn toàn không biết gì về kỹ thuật trồng và chăm sóc trà hoa vàng. Ở Hải Hà, tôi lại là người đầu tiên thử nghiệm trồng nên phải vừa mày mò vừa rút kinh nghiệm, học hỏi từ bà con, kể cả người Trung Quốc, rồi theo dõi quá trình sinh trưởng của cây để tìm ra phương pháp chăm sóc cây tốt nhất.

Trà hoa vàng là loại cây khó chăm sóc, chỉ ưa dùng phân hữu cơ. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu nhân giống, có thời điểm tôi sử dụng phân bón vô cơ, khiến 2/3 số cây trà hoa vàng chết. Hoặc cũng có khi cây chết do không thích ứng khi chuyển từ trồng bầu sang trồng ngoài thực địa…

"Canh bạc" tất tay của người đưa "nữ hoàng trà" trở thành đặc sản vùng đất miền Đông Quảng Ninh- Ảnh 6.

Ông Lê Mạnh Quy giới thiệu sản phẩm trà hoa vàng Quy Hoa với Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Phạm Tiến Nam (thứ hai từ trái sang) và Bí thư Huyện uỷ Vân Đồn Trương Mạnh Hùng (bên trái) bên hành lang Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028. Ảnh: P.V

Người dân quanh đây thấy tôi mua mảnh đất hoang để trồng cây thì đều cười trừ. "Đất cằn cỗi, chỉ để thả trâu thả bò thì làm sao mà trồng được cái gì? Chắc ông này chỉ vào làm dự án, lấy tiền của nhà nước" – họ nói thế đấy.

Những ngày đầu bắt tay vào làm, gia đình tôi cũng phản đối lắm vì cứ có bao nhiêu tiền của, xe, nhà… tôi đều đổ hết vào cây trà hoa vàng. Nhiều khi bực chồng, vợ tôi còn than: "Thà tôi lấy ông đạp xích lô còn hơn lấy ông" vì thấy tôi suốt ngày đem tiền nhà tiêu vào cây trà hoa vàng.

Những năm 2016 -2018, trong thời gian trồng hoa, tôi vẫn tranh thủ làm trong ngành xây dựng. Kiếm được bao nhiêu tiền tôi lại đầu tư hết vào hệ thống lưới che, hệ thống tưới nhỏ giọt, xây dựng nhà xưởng sản xuất, trả lương cho công nhân... 

Giai đoạn ấy cực kỳ vất vả, gần như là từ bỏ, nếu không kiên trì thì không thể nào làm được. Nhưng sao làm khác được khi mình đã trót đam mê và quyết tâm.

"Canh bạc" tất tay của người đưa "nữ hoàng trà" trở thành đặc sản vùng đất miền Đông Quảng Ninh- Ảnh 7.

Niềm tin nào để ông quyết tâm chơi một "canh bạc" tất tay như vậy?

- Tôi tin tưởng trà hoa vàng là sản phẩm thực sự tốt, nếu không tại sao thương lái Trung Quốc lại thu mua trà hoa vàng hàng loạt với số lượng lớn? Ngoài ra, trước đó huyện Ba Chẽ cũng đã đưa sản phẩm trà hoa vàng ra thị trường và rất được ưa chuộng.

Để có được ngày hôm nay, cũng phải nhờ có sự hỗ trợ, ủng hộ của chính quyền địa phương các cấp, ngành nông nghiệp, chương trình OCOP, Hội Nông dân các cấp của tỉnh Quảng Ninh và huyện Hải Hà.

Quan điểm của tôi là: "Khi mình đưa sản phẩm ra thị trường, sản phẩm của mình phải thật". Đó chính là yếu tố quyết định đến sự tồn tại của trà hoa vàng Quy Hoa. Và sự thực đã chứng minh, dù mất tới 5 năm để tôi có thể đưa được sản phẩm trà hoa vàng Quy Hoa đầu tiên ra thị trường, giá thành khá đắt đỏ so với thị trường, nhưng sản phẩm vẫn rất được ưa chuộng và có chỗ đứng.

"Canh bạc" tất tay của người đưa "nữ hoàng trà" trở thành đặc sản vùng đất miền Đông Quảng Ninh- Ảnh 8.
"Canh bạc" tất tay của người đưa "nữ hoàng trà" trở thành đặc sản vùng đất miền Đông Quảng Ninh- Ảnh 9.
"Canh bạc" tất tay của người đưa "nữ hoàng trà" trở thành đặc sản vùng đất miền Đông Quảng Ninh- Ảnh 10.
"Canh bạc" tất tay của người đưa "nữ hoàng trà" trở thành đặc sản vùng đất miền Đông Quảng Ninh- Ảnh 11.
"Canh bạc" tất tay của người đưa "nữ hoàng trà" trở thành đặc sản vùng đất miền Đông Quảng Ninh- Ảnh 12.

Những cây trà hoa vàng đủ mọi độ tuổi trong vườn trà hoa vàng Quy Hoa rộng 4,5ha của ông Lê Mạnh Quy. Ảnh: PV, NVCC

Trà hoa vàng rất khó trồng, và phải mất đến 5 năm ông mới cho ra những sản phẩm trà hoa vàng Quy Hoa đầu tiên. Thời gian đó, có giây phút nào mà khó khăn, áp lực khiến ông có ý nghĩ sẽ từ bỏ việc phát triển trà hoa vàng?

- Trà hoa vàng là cây có thời gian sinh trưởng chậm. Nếu cây trồng bằng hạt phải mất khoảng 10 năm, còn nếu cây nhân giống bằng giâm hom cũng phải mất từ 3 - 7 năm mới trưởng thành và cho thu hoạch. Không thể thúc cây ra hoa, vì như vậy hoa sẽ không chất lượng, cây cũng nhanh chóng bị bại.

"Canh bạc" tất tay của người đưa "nữ hoàng trà" trở thành đặc sản vùng đất miền Đông Quảng Ninh- Ảnh 13.

Trà hoa vàng yêu cầu quy trình chăm sóc khá cầu kỳ, tỉ mỉ vì trà hoa vàng là cây tán xạ, không ưa trồng dưới ánh nắng trực tiếp nên phải làm mái che hoặc trồng dưới bóng của tán cây khác. 

Để cây trà hoa vàng sinh trưởng tốt, tôi đã trồng cây hòe xen lẫn trà hoa vàng. Bởi lẽ, cây hòe là loại chịu được nắng nóng, hấp thu ít chất dinh dưỡng, tỏa tán rộng, thích hợp để tạo độ che phủ cho trà hoa vàng. Bên cạnh đó, cây hòe chính là  giải pháp "lấy ngắn nuôi dài" trong khi đợi trà hoa vàng cho thu hoạch.

Không chỉ cần được trồng và chăm sóc tỉ mỉ, việc thu hoạch hoa của trà hoa vàng cũng cần nhiều thời gian và công sức. Trung bình mỗi mùa thu hoạch, mỗi cây trà hoa vàng Hải Hà chỉ có thể thu được từ 30 – 40 bông hoa. 

Muốn hái được những bông hoa chất lượng tốt nhất, công nhân phải thu hoạch nhẹ nhàng từng bông từ sáng sớm nhằm đảm bảo lượng phấn hoa còn nguyên vẹn, không bị rơi rụng và chưa bị ong tới lấy.

Dù nhiều thách thức, khó khăn, thậm chí "mất tiền ngu", nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ bỏ việc trồng và phát triển vùng nguyên liệu trà hoa vàng. Nếu được quay trở về thời điểm năm 2014, tôi vẫn sẽ lựa chọn như vậy.

"Canh bạc" tất tay của người đưa "nữ hoàng trà" trở thành đặc sản vùng đất miền Đông Quảng Ninh- Ảnh 14.

Ra mắt thị trường muộn hơn so với trà hoa vàng Ba Chẽ, sản phẩm trà hoa vàng Quy Hoa của Hải Hà gì khác biệt để thu hút khách hàng?

- Quảng Ninh có hai thương hiệu trà hoa vàng lớn được nhắc tới nhiều nhất, đó là trà hoa vàng Ba Chẽ và trà hoa vàng Hải Hà. Trong đó, trà hoa vàng Ba Chẽ được nhắc tới nhiều hơn do đã được đưa ra thị trường, quy hoạch vùng trồng và xây dựng thương hiệu từ sớm. Còn trà hoa vàng Hải Hà ít được nhắc đến hơn, do mãi đến năm 2019, những sản phẩm trà hoa vàng Quy Hoa đầu tiên được đưa ra thị trường.

Tuy ra mắt muộn hơn, nhưng năm 2022, trà hoa vàng Quy Hoa đã được công nhận là sản phẩm chất lượng 5 sao OCOP cấp quốc gia. 

Trà hoa vàng Ba Chẽ có tên khoa học Camellia Chrysantha (Hu) Tuyama, có cuống màu tím. Trong khi đó, trà hoa vàng Hải Hà có tên khoa học Camellia Nitidissima, cho năng suất cao hơn, hoa có phần cuống màu xanh, hoa to, đẹp và cứng hơn.

"Canh bạc" tất tay của người đưa "nữ hoàng trà" trở thành đặc sản vùng đất miền Đông Quảng Ninh- Ảnh 15.
"Canh bạc" tất tay của người đưa "nữ hoàng trà" trở thành đặc sản vùng đất miền Đông Quảng Ninh- Ảnh 16.
"Canh bạc" tất tay của người đưa "nữ hoàng trà" trở thành đặc sản vùng đất miền Đông Quảng Ninh- Ảnh 17.
"Canh bạc" tất tay của người đưa "nữ hoàng trà" trở thành đặc sản vùng đất miền Đông Quảng Ninh- Ảnh 18.

Một số sản phẩm của trà hoa vàng Quy Hoa. Ảnh: P.V

Trà hoa vàng Hải Hà cũng có dược tính cao với nhiều công dụng, nhưng làm thế nào để sản phẩm có thể giữ nguyên giá trị khi tới người tiêu dùng?

- Tôi có tìm hiểu quy trình chế biến trà hoa vàng ở một số nơi khác. Theo đó, sau khi thu hái, nụ hoa được đưa về, phân loại theo kích cỡ, sau đó đem hấp. Sau công đoạn hấp, họ tách cánh hoa thủ công bằng tay để hoa khô và dễ sấy. Tiếp đó, hoa được đưa vào lò sấy ở 60 - 70 độ C trong 6 - 7 giờ. Nhưng với phương pháp sấy nhiệt như vậy, hình dáng bông hoa không được đẹp, không giữ được màu sắc tươi sáng, chỉ giữ được 50-60% dưỡng chất.

Do đó, tôi đã đầu tư máy sấy thăng hoa nhập khẩu để chế biến sâu hoa trà. Với phương pháp sấy thăng hoa, hoa trà sẽ được làm khô ở nhiệt độ từ – 40 đến -30 độ C. Khi hoa trà đã đông khô ở một mức độ nhất định, áp suất trong buồng sấy giảm xuống đến mức chân không, tạo điều kiện để xảy ra hiện tượng thăng hoa.

"Canh bạc" tất tay của người đưa "nữ hoàng trà" trở thành đặc sản vùng đất miền Đông Quảng Ninh- Ảnh 19.
"Canh bạc" tất tay của người đưa "nữ hoàng trà" trở thành đặc sản vùng đất miền Đông Quảng Ninh- Ảnh 20.

Ông Lê Mạnh Quy giới thiệu hệ thống sấy thăng hoa. Ảnh: P.V - NVCC

Nhờ đó, hình dáng những bông hoa vẫn giữ được nguyên đài hoa, căng tròn, không bị teo tóp hay biến dạng, màu sắc của hoa vẫn rực rỡ như những bông hoa mới thu hoạch. Cũng nhờ sấy thăng hoa, đặc tính dược liệu trong hoa trà được giữ nguyên đến 98%.

Thời điểm tôi đưa sản phẩm trà hoa vàng Quy Hoa đầu tiên được đưa ra thị trường, nhiều người bảo đây là hoa giả, đâu phải hoa thật.

"Canh bạc" tất tay của người đưa "nữ hoàng trà" trở thành đặc sản vùng đất miền Đông Quảng Ninh- Ảnh 21.

Ông có thể chia sẻ định hướng phát triển vùng trồng nguyên liệu trà hoa vàng Hải Hà trong thời gian tới?

- Hiện nay ngoài nhân giống, tôi cũng bán giống cây và liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho nhiều nhà vườn, riêng huyện Hải Hà có tổng diện tích gần 10ha. 

Từ nguồn nguyên liệu này, tôi đang chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau, rất được thị trường ưa dùng, như: Trà hoa vàng sấy thăng hoa, trà hoa vàng túi lọc, lá trà hoa vàng sấy khô, búp trà hoa vàng,…

Dù hiện tại sản phẩm trà hoa vàng Quy Hoa đã xây dựng được thương hiệu, thế nhưng đối với tôi, lúc nào vẫn thường trực một nỗi trăn trở: "Làm thế nào để duy trì được OCOP 5 sao Quốc gia với trà hoa vàng? Làm sao để tiêu thụ sản phẩm được cho bà con?".

Bên cạnh bảo tồn và nâng tầm chất lượng, hướng tới xuất khẩu sản phẩm trà hoa vàng, tôi đang ấp ủ ý tưởng biến khu vườn trà hoa vàng thành một điểm thu hút du khách. Hiện nay, vào thời điểm trà hoa vàng nở hoa kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, đã có nhiều bạn trẻ đến checkin, trải nghiệm vườn trà hoa vàng.

Hiện tại, tôi đang bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng để du khách có thể được tham quan vườn, check-in vườn trà hoa vàng…

- Xin cảm ơn ông và chúc cho thương hiệu Trà hoa vàng Quy Hoa ngày một phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

"Canh bạc" tất tay của người đưa "nữ hoàng trà" trở thành đặc sản vùng đất miền Đông Quảng Ninh- Ảnh 22.

"Canh bạc" tất tay của người đưa "nữ hoàng trà" trở thành đặc sản vùng đất miền Đông Quảng Ninh- Ảnh 23.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem