Cận cảnh ngôi nhà đồ sộ của người hiến tặng hơn 5.000 lượng vàng cho Nhà nước

Hồng Phú Thứ sáu, ngày 10/11/2017 00:25 AM (GMT+7)
Ngôi nhà gồm 3 khối, 2 mặt tiền, phía phố Hàng Ngang rộng chừng 6m, phía phố Hàng Cân rộng chừng 10m.
Bình luận 0

Đêm 5/11, cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ (vợ nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô) đã qua đời tại nhà riêng ở phố Hoàng Diệu, hưởng thọ 104 tuổi. Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ chủ trì lễ tang cụ Hoàng Thị Minh Hồ theo nghi thức cấp cao vào hồi 11h15 đến 12h45 ngày 14-11, tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng.

Ngôi nhà 48 Hàng Ngang thuộc sở hữu của ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, một doanh nhân buôn tơ lụa nổi tiếng giàu có. Sau này, ngôi nhà đã được gia đình ông bà Trịnh Văn Bô hiến tặng cho Nhà nước và trở thành một di tích lịch sử. 

Gia đình ông bà cũng đã ủng hộ Chính phủ những ngày đầu cách mạng hơn 5.000 lượng vàng và vận động giới  thương nhân cùng nhân dân quyên góp được 20 triệu đồng Đông Dương và 370kg vàng.

img

Ngôi nhà 48 Hàng Ngang (phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia năm 1979. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945.

img

72 năm trước, ngôi nhà 48 Hàng Ngang thuộc sở hữu của ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, một doanh nhân buôn tơ lụa nổi tiếng giàu có. Sau này, ngôi nhà đã được gia đình ông bà tặng cho Nhà nước và trở thành một di tích lịch sử, bởi nơi đây đã gắn liền với sự kiện quan trọng của đất nước.

img

Ngôi nhà hình ống, dài 70m, diện tích mặt tiền ngôi nhà phố Hàng Ngang chừng 6m, mặt tiền phía sau phố Hàng Cân chừng 10m, tổng diện tích mặt sàn là 400m2. Hiện tại, ngôi nhà đang lưu giữ nhiều hình ảnh và kỷ vật về Bác Hồ.

img

Ngay lối vào, ảnh gia đình ông Trịnh Văn Bô được treo trang trọng. Trước đây, ngôi nhà nguyên là một hãng buôn tơ lụa, vải vóc vào loại lớn nhất ở Hà Nội những năm 40 của thế kỷ trước.

img

Ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ. Trong những ngày đầu, ngay sau Cách mạng tháng 8/1945, quốc khố gần như trống rỗng, chỉ có hơn 1 triệu đồng tiền Đông Dương, trong đó quá nửa là tiền cũ, rách nát, không tiêu được.

img

Khi đó, bà Hoàng Thị Minh Hồ cùng chồng là thương gia Trịnh Văn Bô đã ủng hộ Chính phủ trong Tuần lễ vàng số tiền lên đến 5.147 cây vàng và vận động thương nhân cùng nhân dân quyên góp được 20 triệu đồng Đông Dương và 370kg vàng.

img

Từ nhiều năm nay, đã có hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử ngôi nhà 48 Hàng Ngang. Tầng một của ngôi nhà trưng bày những tư liệu theo chủ đề.

img

Trải qua gần 100 năm thăng trầm cùng lịch sử, đến nay, kiến trúc của ngôi nhà 48 Hàng Ngang hầu như vẫn nguyên vẹn.

img

Không gian giếng trời thoáng mát với những cây xanh

img

Từng góc nhà vẫn giữ được nét xưa cũ

img

Lối nhỏ đi từ giếng trời ra mặt sau của ngôi nhà là phố Hàng Cân

img

Ngôi nhà có hai hệ thồng cầu thang, một ở bên trong nhà và một ở giếng trời.

img

Không gian xanh của giếng trời nhìn từ trên cao

img

Tầng 2 của ngôi nhà được chia thành nhiều phòng. Tại đây, Bác Hồ đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

img

Căn phòng này là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Trung ương Đảng thông qua Tuyên ngôn Độc lập.

Cụ bà hiến 5.000 lượng vàng: Điều vĩ đại cuối cùng!

Sự ra đi của bà như là kết thúc một điều vĩ đại cuối cùng chân thành nhất của lịch sử: Điều vĩ đại về niềm...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem