Thứ hai, 03/06/2024

Cần 50.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành thiết kế vi mạch trong 10 năm tới

19/10/2023 12:22 PM (GMT+7)

Trong 10 năm tới, Việt Nam cần khoảng 50.000 nhân lực từ trình độ đại học trở lên cho ngành thiết kế vi mạch. Hiện có hơn 50 doanh nghiệp FDI lớn đã đầu tư vào Việt Nam về công nghiệp vi điện tử và bán dẫn

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trong bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn đang được quan tâm, đặc biệt sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam vào tháng 9, Việt Nam được cho sẽ trở thành một trong những quốc gia chủ chốt của ngành công nghiệp bán dẫn vi mạch.

Nhu cầu nhân lực thiết kế vi mạch sẽ tăng cao 

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thu Thủy thông tin, hiện có trên 50 doanh nghiệp FDI lớn đã đầu tư vào Việt Nam về công nghiệp vi điện tử và bán dẫn mà trong đó lĩnh vực thiết kế vi mạch đòi hỏi nhiều nhất nguồn nhân lực chất lượng cao. Dự kiến, sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ sẽ có thêm nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào Việt Nam, trong đó chủ yếu yêu cầu nhân lực thiết kế vi mạch.

Cần 50.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành thiết kế vi mạch trong 10 năm tới - Ảnh 1.

Trong 10 năm tới, Việt Nam cần khoảng 50.000 nhân lực từ trình độ đại học trở lên cho ngành thiết kế vi mạch

Tổng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế, trong 5 năm tới khoảng 20.000 và 10 năm tới khoảng 50.000 từ trình độ đại học trở lên.

Bà Thủy cho biết, trong những năm qua Việt Nam đã có chính sách, truyền thông khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học mở rộng, phát triển các ngành đào tạo STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học). Trong đó, tập trung vào các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông (ICT), các ngành phục vụ nhân lực Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - AI, BigData…

Trong giai đoạn 2019-2022, số tuyển mới sinh viên đại học khối STEM tăng trung bình 10% mỗi năm, cao hơn so với mức tăng trưởng chung 6,5%. Ba lĩnh vực có mức tăng trưởng trung bình hàng năm mạnh nhất là Máy tính và công nghệ thông tin (17,1%), Công nghệ kỹ thuật (10,6%).

Theo Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy, hiện các trường đại học kỹ thuật công nghệ hàng đầu của Việt Nam đã tương đối sẵn sàng về năng lực đào tạo đáp ứng yêu cầu về nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn - vi mạch.

Trong đó, nhân lực về nghiên cứu, phát triển và sản xuất vật liệu bán dẫn có các ngành đào tạo về hóa học, vật lý, vật liệu…; nhân lực về thiết kế và sản xuất vi mạch có các ngành đào tạo phù hợp, nhất là kỹ thuật điện tử, điện tử-viễn thông; các ngành gần bao gồm kỹ thuật điện, điều khiển và tự động hóa, cơ điện tử…

Việc đào tạo có thể tuyển mới đào tạo từ đầu, hoặc sinh viên học các ngành gần có thể chuyển đổi để học chuyên sâu trong 1-2 năm cuối; hoặc kỹ sư đã tốt nghiệp các ngành gần có thể học bổ sung các khóa đào tạo từ vài tháng tới 1-2 năm để đáp ứng được yêu cầu của lĩnh vực bán dẫn - vi mạch.

Lên kế hoạch đào tạo nhân lực 

Mặc dù vậy, do thị trường lao động về lĩnh vực bán dẫn - vi mạch mới manh nha hình thành, chủ yếu ở dạng tiềm năng, thách thức lớn nhất là làm sao thu hút được sinh viên theo học các chuyên ngành này và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp Mỹ.

Cần 50.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành thiết kế vi mạch trong 10 năm tới - Ảnh 2.

Sinh viên học các ngành gần có thể chuyển đổi để học chuyên sâu để đáp ứng được yêu cầu của lĩnh vực bán dẫn - vi mạch (Ảnh minh hoạ)

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ trì xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm nay 2 đề án quan trọng. Đó là Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghệ cao, trong đó đề xuất các chính sách hỗ trợ khuyến khích chung cho phát triển nguồn nhân lực các lĩnh vực STEM và công nghệ cao nói chung, bao gồm lĩnh vực điện tử, bán dẫn, vi mạch.

Ngoài ra, là Đề án xây dựng một số trung tâm nghiên cứu, đào tạo xuất sắc về công nghệ 4.0, trong đó sẽ đề xuất các cơ chế, chính sách và dự án đầu tư để để chuẩn bị hình thành các nhóm nghiên cứu về công nghệ cao, gắn với đào tạo sau đại học ở các lĩnh vực công nghệ cao.

Bộ cũng đang xây dựng một Kế hoạch hành động thúc đẩy triển khai đào tạo và nghiên cứu trong các lĩnh vực công nghệ bán dẫn, vi mạch, sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10, trong đó sẽ chỉ đạo và hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học hợp tác thành một liên minh, chia sẻ và sử dụng chung các nguồn lực, năng lực trong đào tạo và nghiên cứu.

Về phía Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, TS. Trịnh Thu Nga, Phó Viện trưởng Viện Khoa học, Lao động và Xã hội cũng cho rằng, hiện nhu cầu nhân lực về lĩnh vực chíp bán dẫn do yêu cầu từ phía doanh nghiệp rất lớn, song hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 20%.

Theo TS. Trịnh Thu Nga, hiện các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ cũng như nhiều trường đại học trên phạm vi cả nước đã bắt đầu thí điểm mã tuyển sinh riêng cho ngành thiết kế vi mạch.

Tuy nhiên, ngoài đào tạo kỹ sư, cử nhân để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao lâu dài, TS. Trịnh Thu Nga cho rằng, trước mắt cũng cần đào tạo ngắn hạn cho sinh viên về một số ngành liên quan đến công nghệ thông tin. Thời gian đào tạo có thể từ 6 tháng đến 1 năm nhằm kịp thời cung ứng nhân lực cho ngành này.

“Các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang tích cực tăng cường đào tạo nhân lực số cũng như nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn, việc này đã được đưa vào chiến lược, kế hoạch đào tạo của đơn vị trong thời gian tới”, TS. Trịnh Thu Nga thông tin.

Theo vneconomy.vn

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM sẽ điều chỉnh bảng giá đất theo quy định Luật Đất đai (sửa đổi)

TP.HCM sẽ điều chỉnh bảng giá đất theo quy định Luật Đất đai (sửa đổi)

UBND TP.HCM yêu cầu tập các đơn vị trung thực hiện các nội dung, công việc liên quan để chủ động sửa đổi, bổ sung bảng giá đất theo quy định của Luật đất đai 2024.

Côn Đảo đón tàu biển du lịch quốc tế sau 25 năm

Côn Đảo đón tàu biển du lịch quốc tế sau 25 năm

Chuyến tàu biển đầu tiên trở lại Côn Đảo sau 25 năm, kể từ năm 1999, sáng 2/6. Du khách sẽ tham quan bảo tàng, vườn Quốc gia, khu ấp trứng rùa Côn Đảo…

HHV nợ có kế hoạch

HHV nợ có kế hoạch

Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (MCK: HHV) ghi nhận lợi nhuận tích cực và đang hướng tới mục tiêu thi công các dự án với tổng giá trị các gói thầu khoảng 200.000 tỷ đồng.

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Lần đầu tiên, dự án có số tiền tài trợ vốn lớn nhất trong ngành ngân hàng và được thu xếp hoàn toàn bằng nguồn USD trung dài hạn từ 3 "ông lớn" NHTM Việt Nam là Vietcombank, Vietinbank, BIDV.

HoREA góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về  phát triển và quản lý nhà ở xã hội

HoREA góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, gửi trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng.

Ưu tiên tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát lạm phát dưới 4%

Ưu tiên tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát lạm phát dưới 4%

"Chính sách tiền tệ, tài khóa ưu tiên cho tăng trưởng càng cao càng tốt, đồng thời kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4%", Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024.