Thứ năm, 02/05/2024

Bổ sung vi chất vào thực phẩm để giúp trẻ em Việt Nam bớt suy dinh dưỡng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

08/03/2024 9:14 AM (GMT+7)

Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với thách thức kép là thiếu vi chất dinh dưỡng và suy dinh dưỡng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của người dân Việt Nam, đặc biệt là trẻ em. Bổ sung vi chất vào thực phẩm là giải pháp hiệu quả cho sức khỏe người dân lẫn hỗ trợ nền kinh tế.

Đây là thông tin được chia sẻ tại diễn đàn quốc tế "Những cơ hội và thách thức trong việc tăng cường, bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm" do Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC (thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới) tổ chức tại TP.HCM.

Sự kiện được tổ chức với sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản và Quỹ Bill & Melinda Gates (một trong những tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới). Tham dự diễn đàn gồm hơn 100 đại biểu – có mặt tại sự kiện lẫn tham dự qua Internet – đến từ các tổ chức quốc tế, các nhà nghiên cứu và chuyên gia dinh dưỡng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng cường vi chất dinh dưỡng là việc chủ động tăng thêm hàm lượng vi chất dinh dưỡng thiết yếu, tức là vitamin và khoáng chất (bao gồm các nguyên tố vi lượng) trong thực phẩm nhằm cải thiện chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm và mang lại lợi ích cho sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu rủi ro đối với sức khỏe.

Bổ sung vi chất vào thực phẩm để giúp trẻ em Việt Nam bớt suy dinh dưỡng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế- Ảnh 1.

Tiến sĩ Luz Maria De-Regil, Trưởng nhóm hành động đa phương trong lĩnh vực thực phẩm của WHO, tham dự diễn đàn qua Internet để cập nhật những thông tin liên quan mới nhất. Ảnh: Tường Thụy

Đây là lần đầu tiên IFC tổ chức một diễn đàn về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm tại Việt Nam, nước đã cam kết phát triển hệ thống thực phẩm và nông nghiệp bền vững như nêu trong Kế hoạch hành động quốc gia (tháng 3/2023) về chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững đến năm 2030.

Vi chất dinh dưỡng là các loại vitamin (A, B, C, D, E, K...) và khoáng chất (sắt, kẽm, đồng, can-xi, phốt-pho, i-ốt ...) thiết yếu đối với cơ thể. Dù cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng nếu không chú ý bổ sung vi chất dinh dưỡng đầy đủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sự phát triển về mặt thể chất lẫn trí tuệ của trẻ em.

Vi chất dinh dưỡng rất quan trọng vì chúng tham gia hầu hết vào các quá trình trao đổi chất diễn ra bên trong. Do đó, thiếu vi chất dinh dưỡng có thể gây ra một số bệnh như còi xương (thiếu vitamin D, can-xi), thiếu máu (thiếu sắt), suy dinh dưỡng (thiếu kẽm), bệnh về mắt (thiếu vitamin A), bướu cổ (thiếu i-ốt)...

Bên cạnh các thảo luận tầm quốc tế, sự kiện cũng nhằm giúp giải quyết các vấn đề suy dinh dưỡng ở Việt Nam, từ đó mở rộng tác động của các sáng kiến này trên phạm vi toàn cầu do Việt Nam là một nước xuất khẩu nông sản và thực phẩm quan trọng trên thế giới.

Theo UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc), Việt Nam là một trong 34 nước phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng mãn tính cao nhất, ảnh hưởng đến 1,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi và gây nguy cơ cho sự phát triển thể chất và nhận thức của trẻ. Ngoài ra, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ước tính sẽ ảnh hưởng đến 19,6% trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam (dữ liệu UNICEF tháng 10/2023).

Vì vậy, diễn đàn đã chia sẻ nhận định: Việc tăng cường bổ sung vi chất vào thực phẩm sẽ giúp giảm chi phí y tế, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vì sẽ giúp tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh trong nông nghiệp và thực phẩm.

Bổ sung vi chất vào thực phẩm để giúp trẻ em Việt Nam bớt suy dinh dưỡng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế- Ảnh 2.

Các diễn giả quốc tế tham dự diễn đàn, vừa tại chỗ vừa qua Internet. Ảnh: Tường Thụy

Bà Natia Mgeladze, Trưởng nhóm Tư vấn Tăng cường Dinh dưỡng Thực phẩm Toàn cầu của IFC, cho biết: "Bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là một trong những biện pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất để cung cấp vi chất dinh dưỡng quan trọng cho những nhóm người dễ bị ảnh hưởng mà không cần phải thay đổi gì về các loại thực phẩm hoặc cách ăn uống".

Bà Mgeladze nhấn mạnh: "Đây là một chiến lược quan trọng hướng tới một Việt Nam với sức khỏe người dân tốt hơn và đất nước thịnh vượng hơn".

IFC toàn cầu trong hơn 15 năm qua đã cung cấp các dịch vụ tư vấn để giúp nhiều doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế và triển khai các mô hình kinh doanh bền vững. Từ năm 2023, IFC bắt đầu các chương trình nâng cao nhận thức và khuyến khích các công ty chế biến thực phẩm bổ sung vi chất vào nhiều loại sản phẩm khác nhau như ngũ cốc, gạo, dầu, sữa, đồ uống…

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Trong khi cửa ngõ phía Tây ùn ứ cục bộ, phương tiện nhúc nhích từng chút thì cửa ngõ phía Đông TP.HCM lại khá "dễ thở".

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Thị trường nhà ở phía Nam bắt đầu đón nhận những tín hiệu tín hiệu tích cực nhờ động thái mới của các chủ đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm đảm bảo pháp lý.

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Nhờ đóng góp của ngành du lịch, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 năm nay tăng 2% so với tháng 3 và tăng 9% so với tháng 4/2023, theo Tổng cục Thống kê.

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Ông Trần Mộng Hùng, nhà sáng lập ACB và Chủ tịch HĐQT đầu tiên của ngân hàng này, vừa mất. Ông Hùng là cha của ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB hiện nay.

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một phần lớn được dồn vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị phối hợp, tăng cường chế độ hậu kiểm người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội để hạn chế phát sinh tiêu cực.