Chủ nhật, 19/05/2024

Bộ GTVT kiến nghị giao VEC cấp bách mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

21/11/2022 6:44 PM (GMT+7)

Trong bối cảnh lượng phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây liên tục tăng cao, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Thủ tướng xem xét giao cho Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đầu tư mở rộng cao tốc.

Khẩn trương mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư dự án mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Bộ GTVT cho biết theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050, cao tốc TP.HCM (từ Vành đai 3) - Long Thành - Dầu Giây được quy hoạch 10 làn xe. Trong đó, giai đoạn 1 (4 làn xe) được VEC đầu tư và đưa vào khai thác năm 2016, với tổng mức đầu tư trên 20.630 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng là 1.644 tỷ đồng, còn lại là vốn vay các tổ chức nước ngoài.

Bộ GTVT kiến nghị giao VEC cấp bách mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây - Ảnh 1.

Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: H.T

Hiện đoạn từ nút giao An Phú đến nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Km0+000 - Km25+920) đã quá tải, vượt 25% so với năng lực thông hành của tuyến; đoạn từ nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến nút giao cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có thể khai thác ổn định với quy mô 4 làn xe như hiện nay đến năm 2030; đoạn từ nút giao cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đến nút giao Dầu Giây có thể khai thác ổn định với quy mô 4 làn xe đến năm 2040.

Bộ GTVT nhận định, chỉ có đoạn từ nút giao An Phú (Km0+000) đến nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Km25+920) không đáp ứng được nhu cầu vận tải và đặc biệt là khi sân bay Long Thành giai đoạn 1 vào khai thác. Do đó, việc nghiên cứu đầu tư mở rộng cao tốc thành TP.HCM - Long Thành là rất cần thiết và cấp bách.

Trên cơ sở đó, Bộ GTVT cho rằng đoạn từ nút giao Vành đai 2 đến nút giao Vành đai 3 (Km4+000 - Km8+770) do nằm ngoài phạm vi quy hoạch cao tốc, nên đề xuất mở rộng từ bốn làn lên tám làn xe theo quy mô quy hoạch cũ.

Bộ GTVT kiến nghị giao VEC cấp bách mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây - Ảnh 2.

Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây được quy hoạch 10 làn xe. Ảnh: H.T

Đoạn tuyến từ nút giao Vành đai 3 đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Km8+770 - Km25+920) đề xuất đầu tư từ bốn làn lên mười làn xe theo quy hoạch mới được Thủ tướng phê duyệt năm 2021. Với tổng mức đầu tư dự án khoảng 14.786 tỷ đồng.

Kiến nghị giao VEC mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Bộ GTVT thống nhất với đề nghị của VEC và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét giao cho VEC nghiên cứu, thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư mở rộng dự án. Trong quá trình nghiên cứu, lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, VEC phải tính toán và báo cáo cụ thể khả năng cân đối vốn và cơ chế có liên quan để có thể thực hiện dự án này.

Theo Bộ GTVT, hiện nay VEC đang là chủ đầu tư và quản lý, vận hành, khai thác đường cao tốc TP.HCM - Long Thành để thu hồi vốn trả ADB và JICA. Trong bối cảnh Bộ GTVT không thể cân đối được thêm vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để đầu tư mở rộng tuyến cao tốc này, phương án VEC thực hiện đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành có nhiều ưu điểm.

VEC đã nghiên cứu, trình bày ưu, nhược điểm của bốn phương án đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và kiến nghị chọn phương án VEC tự huy động vốn để mở rộng và thu phí tuyến đường để hoàn vốn đầu tư. Phương án này có ưu điểm là tiến độ triển khai thuận lợi, dự kiến đầu năm 2026 hoàn thành; không phải xử lý xung đột lợi ích giữa nhà đầu tư mới và VEC.

Bộ GTVT kiến nghị giao VEC cấp bách mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây - Ảnh 3.

Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét giao cho VEC nghiên cứu, mở rộng cao tốc. Ảnh: H.T

Nhược điểm của phương án này là hiện vốn điều lệ của VEC rất thấp nên để có thể huy động vốn vay mở rộng đường do VEC quản lý, VEC cần được tăng vốn điều lệ theo đề án tái cơ cấu đã được trình cấp thẩm quyền.

Giữa tháng 10/2022, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có văn bản nhận định phương án VEC kiến nghị mang tính thực tiễn và khả thi nhất và đề nghị Bộ Giao thông vận tải thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Theo Bộ Giao thông vận tải, hiện nay VEC đang là chủ đầu tư và quản lý, khai thác cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây để thu hồi vốn trả nợ vay nước ngoài. Trong bối cảnh không thể cân đối được vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để mở rộng tuyến cao tốc này, phương án VEC thực hiện đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có nhiều ưu điểm.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Khi thời trang, ăn uống phủ đầy các trung tâm thương mại

Khi thời trang, ăn uống phủ đầy các trung tâm thương mại

Hầu hết các giao dịch thuê được ghi nhận đến từ ngành hàng F&B, thời trang thể thao và mỹ phẩm… điều này đã thay đổi đáng kể và đặt ra yêu cầu về nâng cấp, tái cơ cấu đối với các trung tâm mua sắm.

Cây phượng đỏ rực giữa đồng xanh, ngàn người kéo đến

Cây phượng đỏ rực giữa đồng xanh, ngàn người kéo đến

Nhiều người không ngại thức dậy từ 5 giờ sáng, đường xa để có thể chụp khoảnh khắc cây phượng nở hoa đỏ rực giữa đồng rau xanh bát ngát.

Món ăn được làm từ sen - đặc sản Đồng Tháp

Món ăn được làm từ sen - đặc sản Đồng Tháp

Đặt chân đến Đất Sen hồng Đồng Tháp tại miền Tây sông nước, du khách không chỉ thích thú với những cánh đồng sen tỏa sắc mà còn bị hút hồn bởi các món ăn đặc sản được chế biến từ sen.

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Công ty Phương Trang cho biết sẵn sàng đầu tư xe buýt thuần điện mới nhằm góp phần "xanh hóa" hệ thống giao thông đô thị tại TP.HCM.

Apple giúp người dễ say xe có thể dùng điện thoại

Apple giúp người dễ say xe có thể dùng điện thoại

Apple vừa giới thiệu một tính năng mới có thể giúp những người dùng iPhone và iPad giảm tình trạng say xe khi sử dụng thiết bị công nghệ trên xe hơi.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.