Bộ GD-ĐT huy động nguồn giáo viên “khủng” cho chương trình GDPT mới

Quốc Hải Thứ sáu, ngày 17/05/2019 11:03 AM (GMT+7)
Sẽ có hàng chục nghìn giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước được đào tạo để đáp ứng cho chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới.
Bình luận 0

img

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD-ĐT) chia sẻ những điểm mới về chương trình GDPT mới và các chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia 2019. Ảnh: Quốc Hải

Theo kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cho chương trình GDPT mới vừa được Bộ GD-ĐT công bố sáng nay (17/5), sẽ có hàng chục nghìn giáo viên thuộc 4 đối tượng: giáo viên; hiệu trưởng các trường phổ thông; cán bộ quản lý cấp Sở GD-ĐT; các giảng viên ở các trường sư phạm và giảng viên quản lý giáo dục (QLGD) sẽ được lựa chọn bồi dưỡng.

Cụ thể, việc bồi dưỡng sẽ bắt đầu từ các giảng viên sư phạm nguồn là những người sẽ phát triển tài liệu và tổ chức việc bồi dưỡng cho nhóm 4 đối tượng trên. Tiếp theo đó sẽ là mở rộng ra các giảng viên sư phạm ở các trường sư phạm, là người trực tiếp tham gia vào quá trình biên soạn, thẩm định tài liệu và tổ chức bồi dưỡng giáo viên, cán bộ QLGD ở cấp trung ương và địa phương. Như vậy, sẽ có khoảng 1.000 giảng viên sư phạm và giảng viên QLGD sẽ được bồi dưỡng.

Kế đến khoảng 713 cán bộ, trưởng phòng GD-ĐT, cùng với khoảng 1.028 cán bộ lãnh đạo Sở, trưởng phòng GD trung học, trưởng phòng GD tiểu học được bồi dưỡng ở cấp trung ương.

Với 28.000 trường phổ thông trên toàn quốc, Bộ GD-ĐT sẽ chọn ra 4.000 hiệu trưởng các trường để tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cấp trung ương để các thầy cô trở thành nòng cốt tiếp tục tiển khai chương trình ở địa phương. Như vậy, cứ 7 hiệu trưởng thì có 1 người được tập huấn kỹ ở cấp trung ương. Ngoài ra, trong số 28.000 trường phổ thông này, sẽ có 7.000 thầy cô là tổ trưởng chuyên môn được lựa chọn và tập huấn kỹ ở cấp trung ương để đội ngũ này sẽ là người tổ chức các sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường.

Cuối cùng, để triển khai rộng rãi cho toàn bộ giáo viên, sẽ có khoảng 28.000 thầy cô được lựa chọn là giáo viên cốt cán của mỗi trường được tập huấn ở cấp trung ương. Những giáo viên này sẽ hỗ trợ các đồng nghiệp vừa bằng bồi dưỡng qua mạng, vừa bằng tổ chức các sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường.

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho biết: “Từ việc bồi dưỡng ở cấp trung ương, với lực lượng đó tiếp tục mở rộng bồi dưỡng tại địa phương mình. Hình thức bồi dưỡng không phải là những giáo viên đó về dạy lại cho các thầy cô khác mà là kết hợp bồi dưỡng trực tiếp và bồi dưỡng qua mạng. Giáo viên các trường sẽ trực tiếp truy cập vào nguồn tài liệu trên mạng, các ví dụ minh họa hay các trường hợp nghiên cứu điển hình trên mạng để tự học, tự nghiên cứu và chuẩn bị bài học của mình”.

Được biết, hiện Bộ GD-ĐT đã triển khai 2 đợt tập huấn. Đợt đầu là khóa tập huấn cho khoảng 200 báo cáo viên nguồn, là lực lượng nòng cốt để phát triển tài liệu cho nhóm 4 đối tượng trên. Các báo cáo viên nguồn là các thầy cô có trình độ từ tiến sĩ trở lên trong các trường sư phạm (gồm 120 người ở 8 trường sư phạm chủ chốt và một số trường sư phạm đặc thù khác); và khoảng 60 giáo viên giỏi ở các trường phổ thông; và một số hiệu trưởng.

Khóa tập huấn thứ 2 khoảng 100 giảng viên quản lý giáo dục chủ chốt với thành phần là thạc sĩ, tiến sĩ có chuyên môn về quản lý giáo dục được lựa chọn từ 9 cơ sở giáo dục đại học gồm: ĐH Sư phạm Hà Nội; ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội); ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên); ĐH Sư phạm Hà Nội 2; ĐH Vinh; ĐH Sư phạm (ĐH Huế); ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng); ĐH Sư phạm TP.HCM; và Học viện Quản lý Giáo dục. 100 giảng viên cốt cán này sẽ là lực lượng trực tiếp tập huấn cho 1.028 cấn bộ quản lý cấp Sở/Phòng Giáo dục và 4.000 hiệu trưởng/hiệu phó cốt cán trên toàn quốc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem