Bộ cánh cửa “lưỡng long chầu nhật” của chùa Keo ở Thái Bình là bảo vật Quốc gia có gì đặc biệt?

Mai Chiến Chủ nhật, ngày 07/01/2024 14:05 PM (GMT+7)
Bộ cánh cửa được lắp ở Tam quan nội chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) là bảo vật Quốc gia có chạm khắc đôi rồng lớn đang trong thế vươn mình hướng lên chầu vào giữa, đuôi hất ngược cong lên trên, tạo thành hình lá đề.
Bình luận 0

CLIP: Bộ cánh cửa ở Tam quan nội chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) được chạm khắc tinh xảo. Bộ cánh cửa này được công nhận là bảo vật Quốc gia. Thực hiện: Mai Chiến.

Bộ cánh cửa “lưỡng long chầu nhật” của chùa Keo ở Thái Bình là bảo vật Quốc gia có gì đặc biệt?- Ảnh 1.

Chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) có 2 hiện vật đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia. Trong đó, có bộ cánh cửa chạm khắc rồng ở Tam quan nội chùa Keo, được công nhận vào năm 2017. Ảnh: Mai Chiến.

Bộ cánh cửa “lưỡng long chầu nhật” của chùa Keo ở Thái Bình là bảo vật Quốc gia có gì đặc biệt?- Ảnh 2.

Hiện nay, bộ cánh cửa chạm khắc rồng của chùa Keo (bản gốc) đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh tư liệu.

Bộ cánh cửa “lưỡng long chầu nhật” của chùa Keo ở Thái Bình là bảo vật Quốc gia có gì đặc biệt?- Ảnh 3.

Bộ cánh cửa đang được lắp ở Tam quan nội chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) là phiên bản, được chạm khắc đúng như bản gốc. Ảnh: Mai Chiến.

Bộ cánh cửa “lưỡng long chầu nhật” của chùa Keo ở Thái Bình là bảo vật Quốc gia có gì đặc biệt?- Ảnh 4.

Theo tư liệu, bộ cánh cửa có chiều cao 2m, rộng 2,6m. Hai cánh cửa được ghép từ 8 phiến gỗ lim, chia đều cho hai cánh. Tất cả đều ghép thủ công, sử dụng kỹ thuật ghép mộng gỗ. Ảnh: Mai Chiến.

Bộ cánh cửa “lưỡng long chầu nhật” của chùa Keo ở Thái Bình là bảo vật Quốc gia có gì đặc biệt?- Ảnh 5.

Mỗi cánh chạm một hình rồng lớn, một hình rồng nhỏ và một hình nghê đứng giữa hai chân trước rồng lớn. Đôi rồng lớn trong thế vươn mình hướng lên chầu vào giữa, đuôi hất ngược lên trên. Ảnh: Mai Chiến.

Bộ cánh cửa “lưỡng long chầu nhật” của chùa Keo ở Thái Bình là bảo vật Quốc gia có gì đặc biệt?- Ảnh 6.

Khi hai cánh cửa khép lại, tạo thành “lưỡng long chầu nhật”. Đặc biệt, thế uốn cong của đôi rồng lớn trên hai cánh cửa kết hợp tạo thành hình lá đề. Ảnh: Mai Chiến.

Bộ cánh cửa “lưỡng long chầu nhật” của chùa Keo ở Thái Bình là bảo vật Quốc gia có gì đặc biệt?- Ảnh 7.

Chi tiết “uốn, vặn” thân của đôi rồng lớn, đôi rồng nhỏ mang đến cảm nhận một thân rồng tròn lẳn với nhịp điệu thoăn thoắt, dẻo dai ẩn sau những đao, mác to và dài tua tủa trên xuống theo chiều thẳng đứng, vừa xoắn xuýt, đan xen, vừa mạch lạc. Đây được xem là kiệt tác chạm khắc ở thế kỷ 17. Ảnh: Mai Chiến.

Bộ cánh cửa “lưỡng long chầu nhật” của chùa Keo ở Thái Bình là bảo vật Quốc gia có gì đặc biệt?- Ảnh 8.

Bộ cánh cửa phiên bản đang được lắp ở Tam quan nội chùa Keo không phun sơn, không đánh bóng, được để mộc. Ảnh: Mai Chiến.

Bộ cánh cửa “lưỡng long chầu nhật” của chùa Keo ở Thái Bình là bảo vật Quốc gia có gì đặc biệt?- Ảnh 9.

Hiện tại, cánh cửa ở Tam quan nội chùa Keo chỉ mở khi chùa có sự kiện lớn; vào những ngày thường cửa được khóa chặt, để du khách đến tham quan được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí trong bộ cánh cửa này. Ảnh: Mai Chiến.

Bộ cánh cửa “lưỡng long chầu nhật” của chùa Keo ở Thái Bình là bảo vật Quốc gia có gì đặc biệt?- Ảnh 10.

Chùa Keo Thái Bình có tuổi đời gần 400 năm, trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo có từ thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17. Năm 2012, chùa Keo Thái Bình được Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Mai Chiến.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem