Bình Dương nâng cao năng lực của ngành khuyến nông

Thuận An Thứ tư, ngày 11/10/2023 13:00 PM (GMT+7)
Chương trình khuyến nông tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2025 nhằm nâng cao năng lực ngành khuyến nông, thúc đẩy tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Bình luận 0

Chương trình khuyến nông tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2025

UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Quyết định số 2434/QD-UBND ngày 25/9/2023 về việc phê duyệt Chương trình khuyến nông tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2025.

Chương trình hướng đến đối tượng là tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khuyến nông và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Mục đích của chương trình là nâng cao năng lực cho các đơn vị có liên quan đến công tác khuyến nông để thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ khuyến nông; tuyên truyền chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và khuyến nông; quảng bá, giới thiệu sản phẩm chủ lực của tỉnh và các sản phẩm theo chuỗi giá trị; kết nối, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Giáo (tiền thân là Trung tâm khuyến nông) hỗ trợ xây dựng mã vùng trồng xuất khẩu cho cây sầu riêng trên địa bàn huyện. Ảnh: T.L

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Giáo (tiền thân là Trung tâm khuyến nông) hỗ trợ xây dựng mã vùng trồng xuất khẩu cho cây sầu riêng trên địa bàn huyện. Ảnh: T.L

Chương trình đặt mục tiêu cụ thể là phải xây dựng các mô hình trình diễn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ phù hợp với từng đối tượng, nội dung, địa điểm, thời vụ ở từng địa phương, nhu cầu sản xuất và định hướng phát triển của ngành.

Muốn vậy, tỉnh sẽ xây dựng các mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất thâm canh các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị, đảm bảo an toàn VSTP. Hiệu quả kinh tế các mô hình phỉa cao hơn so với hiện trạng sản xuất để nông dân học tập và làm theo.

Chương trình có tổ chức lại sản xuất theo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu đến 2025 xây dựng tối thiểu 1-2 chuỗi liên kết trong chăn nuôi gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Đồng thời, chương trình nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả; tư vấn và triển khai các dịch vụ khuyến nông; vận động các doanh nghiệp, HTX tham gia Chương trình OCOP; phát triển ngành nghề nông thôn, mô hình kinh tế tập thể. Chương trình giao cho Sở NNPTNT chủ trì, phối hợp thực hiện.

Nâng cao năng lực ngành khuyến nông

Theo UBND tỉnh Bình Dương, trong giai đoạn 2016-2020, ngành khuyến nông góp phần nâng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Bình Dương tăng đều qua các năm, từ 3,6-4%/năm.

Ngành khuyến nông tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện trên 900 lớp tập huấn cho trên 40.000 lượt nông dân tham dự; triển khai thực hiện trên 600 điểm mô hình áp dụng cảc tiến bộ kỹ thuật mới, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, quả an toàn, mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, mô hình sản xuất hoa, cá cảnh...

Phát triển vùng cây ăn trái gắn với du lịch sinh thái - hướng đi phù hợp của huyện Dầu Tiếng. Trong ảnh: Ông Nguyễn Văn Tỵ bên vườn măng cụt của gia đình. Ảnh: Hồng Nga

Phát triển vùng cây ăn trái gắn với du lịch sinh thái - hướng đi phù hợp của huyện Dầu Tiếng. Trong ảnh: Ông Nguyễn Văn Tỵ bên vườn măng cụt của gia đình. Ảnh: Hồng Nga

Những hoạt động trên đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên toàn tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân, từng bước thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm.

Năm 2021, hệ thống khuyến nông tỉnh Bình Dương có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, nhất là hệ thống khuyến nông cấp huyện. Vì thế, hiệu quả hoạt động không thể đạt như những năm trước.

Thực tế này đặt ra yêu cầu phải xây dựng chương trình khuyến nông chung của tỉnh để có sự đồng nhất từ hình thức, phương thức hoạt động khuyến nông, phù hợp với từng địa bàn và nhóm đối tượng người sản xuất.

Việc này nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

Ngoài ra, công tác khuyến nông thời gian qua cũng đang gặp nhừng khó khăn, thách thức và thiếu tính bền vừng. Theo ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, công tác khuyến nông thời gian qua còn nặng nề về chuyển giao kỹ thuật, chưa chú trọng đến phát triển thị trường, liên kết theo chuỗi giá trị, quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc. Năng lực của đội ngũ cán bộ khuyến nông còn hạn chế ở nhiều kỹ năng như quản trị, chuyển đổi số, marketing...

"Để khắc phục những khó khăn nói trên và hỗ trợ nông dân định hướng sản xuất hiệu quả hơn, việc xây dựng và ban hành Chương trình khuyến nông tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2025 là cần thiết", ông Dũng nói.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem