Bình chọn 10 sự kiện kinh tế nổi bật 2019 và tọa đàm “Triển vọng từ cộng đồng ASEAN”

Lê Thúy Thứ tư, ngày 18/12/2019 06:00 AM (GMT+7)
Hôm nay (18/12), Báo Nông Thôn Ngày Nay/Điện tử Dân Việt tổ chức bình chọn 10 sự kiện kinh tế 2019 và tọa đàm “Kinh tế 2020: Triển vọng từ cộng đồng ASEAN”. Đây là sự kiện được tổ chức dịp cuối năm và liên tục trong 3 năm gần đây nhằm nhìn lại những thành tựu đã đạt được của nền kinh tế 2019 cũng như khó khăn, thách thức và triển vọng của năm 2020.
Bình luận 0

Những gam màu sáng

7,15% là mức tăng trưởng kinh tế ước đạt trong năm 2019 theo số liệu từ Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, cao hơn mục tiêu của Chính phủ (6,8%) và mức giao của Quốc hội (6,6 - 6,8%).

Trong bối cảnh các nền kinh tế thế giới có xu hướng giảm tốc bởi thương chiến Mỹ - Trung, căng thẳng thương mại Nhật Bản – Hàn Quốc, xung đột thương mại Mỹ - EU và Thổ Nhĩ Kỳ,… kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vượt mục tiêu và duy trì được tốc độ tăng trưởng cao nhất ASEAN và nằm trong nhóm các nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất ở châu Á, đó là những thành quả rất quan trọng và không dễ dàng.

Tăng trưởng kinh tế cao, nhưng quan trọng không kém là kinh tế vĩ mô vẫn ổn định, chỉ số giá tiêu dùng CPI thấp nhất trong nhiều năm (khoảng 3%). Thâm hụt ngân sách nhà nước ở mức thấp so với các năm trước, chỉ khoảng 3,54% GDP. Nợ công của Việt Nam năm 2019 dự kiến giảm bằng 56,1% GDP, nợ Chính phủ ở mức 49,2% GDP, nợ nước ngoài khoảng 45,8% GDP, đảm bảo trong giới hạn Quốc hội cho phép và thấp hơn dự kiến trong kế hoạch tài chính trung hạn. Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam tăng 10 bậc, lên thứ 67/141 nền kinh tế được xếp hạng.

img

 Dây chuyền sản xuất ôtô "made in Việt Nam". (ảnh: internet)

Trong năm vừa qua, kinh tế tư nhân đã thực sự trở thành một động lực tăng trưởng của nền kinh tế, đóng góp khoảng 33% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra trên 42% GDP của đất nước. Năm 2019 cũng là năm đầu tiên khu vực kinh tế trong nước tạo “ấn tượng” với con số tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 18,1%, cao gấp hơn 4 lần khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Có được sự bứt phá này là nhờ đường lối chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đối với khu vực tư nhân. Tại Hội nghị Trung ương 10 (khoá XII), Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói về kinh tế tư nhân: “Bây giờ kinh tế tư nhân đang phát triển rất tốt", “Đừng có kỳ thị với kinh tế tư nhân, phải công bằng, đề nghị sắp tới nơi nào làm tốt phải biểu dương, khen thưởng, thậm chí phong danh hiệu anh hùng cho doanh nghiệp tư nhân”. Sự ra đời của ôtô “Made in Việt Nam” Vinfast vào tháng 6/2019 là một minh chứng.

Năm 2019 cũng ghi nhận một kỷ lục khi xuất siêu xuất nhập khẩu hàng hóa đạt mức cao khoảng 9,2 tỷ USD. Cán cân thương mại dịch vụ tiếp tục thặng dư ước khoảng 4,2 tỷ USD, cao hơn nhiều năm 2018. Đặc biệt  xuất khẩu thủy sản và rau, củ, quả đạt mức tăng trưởng ấn tượng. Xuất khẩu nông sản vẫn đạt mức ấn tượng trên 40 tỷ USD.

Nhiều dự án hạ tầng được thông qua. Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIX đã nhấn nút thông qua đầu tư dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 vào năm 2020 với tổng mức đầu tư dự kiến gần 111.690 tỷ đồng (khoảng 4,77 tỷ USD). Thông qua triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam với chiều dài 2.109km và tổng vốn đầu tư 310.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, dự án đường sắt cao tốc Bắc -Nam cũng đã được thảo luận và dự kiến sẽ trình Quốc hội trong thời gian tới

Hòa chung gam màu sáng trong bức tranh kinh tế, chính sách tiền tệ cũng được điều hành linh hoạt với lãi suất thấp, tỷ giá ổn định tạo môi trường đầu tư tốt cho sự phát triển của kinh tế.  Đây là sự ổn định cần thiết của thị trường tài chính - tiền tệ và được các nhà đầu tư trong nước và trên thế giới đánh giá cao, giúp thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài đáng kể trong điều kiện có sự giảm sút của dòng vốn này trên thế giới.

Nằm 2020: Triển vọng từ cộng đồng ASEAN

Để hoàn thành kế hoạch năm cuối cùng của giai đoạn 2016-2020 và chuẩn bị bước và giai đoạn mới 2021-2025 và tạo tiền đề cho cả giai đoạn 2020-2030, dựa trên dự báo tình hình biến động của nền kinh tế thế giới, sự biến động của thị trường tài chính - tiền tệ thế giới, dựa trên khả năng và các điều kiện của nền kinh tế Việt Nam, Quốc hội đã thông qua 12 chỉ tiêu cơ bản cho năm 2020. 

Cuộc bình chọn 10 sự kiện kinh tế 2019 và Tọa đàm “Kinh tế 2020: Triển vọng từ cộng đồng ASEAN” có sự tham gia của hơn 20 chuyên gia kinh tế hàng đầu như: Ông Trương Đình Tuyển, TS Trần Đình Thiên, TS Võ Trí Thành, TS Lê Xuân Nghĩa, TS Nguyễn Xuân Thành, TS Nguyễn Đình Cung, TS Đặng Kim Sơn, TS Cấn Văn Lực…   

Trong đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,8%; tốc độ tăng giá bình quân (CPI) dưới 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33-34% GDP… Đây được cho là những chỉ tiêu tương đối cao và khá thách thức của nền kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước đang đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro lớn.

Tuy nhiên, nhiều tổ chức quốc tế vẫn có những đánh giá tích cực đối với triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2020, trong đó nhận định Việt Nam sẽ là một trong nhữngnước tận dụng được tốt các cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện môitrường kinh doanh.

Đặc biệt, tiến trình hội nhập quốc tế tiếp tục giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu: Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam diễn ra mạnh mẽ khi Việt Nam đã tham gia 16 hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương.Với việc tham gia các hiệp định mới, toàn diện như EVFTA, CPTPP... sẽ tạo dư địa choViệt Nam mở rộng, đa dạng thị trường xuất khẩu hàng hóa góp phần củng cố đà phát triển.

Đặc biệt hơn, khi Việt Nam chính thức tiếp quản vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020. Đây là cơ hội để Việt Nam khẳng định vai trò và vị thế của mình, đồng thời thể hiện trách nhiệm của một thành viên tích cực trong Cộng đồng ASEAN.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem