Minh Huệ - Huỳnh Xây       Thiết kế: Việt Anh

"Đối với tôi được mọi người ở đây gọi tên là anh Hai còn hơn cả niềm vui mà là một vinh dự, tôi cảm nhận được mọi người đón nhận mình và thấy mình cần phải nỗ lực nhiều hơn, trách nhiệm nhiều hơn cùng anh em cống hiến, xây dựng quê hương trên mảnh đất này", Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành chia sẻ.


Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang: "Lâu rồi mới có người gọi tôi là anh Thành"- Ảnh 1.

Bí thư Tỉnh uỷ Nghiêm Xuân Thành tặng hoa Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022.

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang: "Lâu rồi mới có người gọi tôi là anh Thành"- Ảnh 2.

Người Hậu Giang yêu quý anh "Hai Thành" đơn giản vì ông luôn gần gũi, chân thành, luôn cố gắng làm hết mình vì sự phát triển của tỉnh Hậu Giang, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống người dân Hậu Giang.

Là Tiến sỹ kinh tế, Bí thư Tỉnh uỷ Nghiêm Xuân Thành vận dụng linh hoạt tư duy hệ thống, kinh nghiệm quản lý từ công tác ở cơ quan Nhà nước (Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) và kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành từ Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam) trải qua trước đó. Cùng với đi sâu nghiên cứu những chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước và tìm hiểu về vùng đất, truyền thống và kinh nghiệm của các thế hệ đi trước.

Nhận nhiệm vụ mới vào đúng thời điểm đại dịch Covid 19 bắt đầu xuất hiện và sau đó bùng phát toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Hậu Giang (tháng 7/2021). Chính vào thời điểm này, Bí thư Tỉnh uỷ có sáng kiến "cà phê Thường trực" vào trước giờ làm việc buổi sáng hàng ngày tại phòng họp của Bí thư để trao đổi, nắm bắt và định hướng giải quyết công việc được kịp thời, chủ trương này được các đồng chí Thường trực hưởng ứng nhiệt thành.

Tham gia "cà phê Thường trực" với Bí thư gồm Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và linh hoạt theo các thành phần khác khi có công việc phụ trách liên quan. Cũng trong buổi cà phê thường trực này, các các vấn đề cần giải quyết được thảo luận, trao đổi cởi mở, chân thành, phát huy trí tuệ tập thể, tinh thần trách nhiệm và thống nhất định hướng giải quyết vì mục tiêu chung, trên cơ sở tuân thủ đúng các qui trình, qui định của đảng, nhà nước và pháp luật. Qua thời gian kiểm nghiệm, mô hình cà phê thường trực đã phát huy hiệu quả rõ rệt, rút ngắn nhiều thời gian giải quyết công việc, nhất là những vấn đề lớn, vấn đề khó, vướng mắc.

Cũng do sự thiết thực và hiệu quả đem lại, nên cho dù dịch bệnh Covid 19 được kiểm soát, mọi hoạt động trở lại trạng thái bình thường, song cà phê thường trực tỉnh Hậu Giang một cách tự nhiên vẫn được duy trì đều đặn trước mỗi ngày làm việc. Bởi mọi người đều hiểu rằng đây chính là cuộc gặp hội ý giao ban công việc thường ngày (ngay như có đồng chí Thường trực nhà ở Cần Thơ nhưng cứ 6h sáng hàng ngày là có mặt tham gia).

Để tìm hiểu rõ hơn về tư duy hệ thống và cách điều hành, quản lý của Hậu Giang, Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với ông Nghiêm Xuân Thành, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ Hậu Giang.


Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang: "Lâu rồi mới có người gọi tôi là anh Thành"- Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành tham quan các gian hàng trưng bày tại Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang: "Lâu rồi mới có người gọi tôi là anh Thành"- Ảnh 4.

Ông có thể chia sẻ về "Cà phê Thường trực" của tỉnh Hậu Giang giúp ông nắm công việc và thống nhất quan điểm với các thành viên là lãnh đạo tỉnh như thế nào?

Qua thời gian, chúng tôi nhận thấy mô hình "Cà phê thường trực" tỉnh Hậu Giang đem đến nhiều trải nghiệm thú vị và hiệu quả rất thiết thực:

Đầu tiên, đó là từng đồng chí lãnh đạo các cơ quan thường trực kịp thời nắm bắt các thông tin công việc hàng ngày của các cơ quan đầu não của tỉnh; tiếp đó là trao đổi, thống nhất định hướng giải quyết các vấn đề phát sinh cần có ý kiến của các cơ quan thường trực (rút ngắn nhiều thời gian giải quyết hành chính thông thường). Qua thời gian các đồng chí Thường trực được trau dồi thêm kỹ năng, kinh nghiệm từ giải quyết các vấn đề, phát huy trí tuệ tập thể, từ đó vững vàng hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ chính trị, và qua đó tinh gọn các thành phần công tác chỉ đạo cơ sở, địa phương trong khi hiệu quả được nâng lên; đặc biệt cà phê thường trực là môi trường tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các cấp lãnh đạo, kịp thời chia sẻ, tạo khối đoàn kết, thống nhất, phát huy sức mạnh tập thể trong lãnh đạo, chỉ đạo và đồng thuận của cả hệ thống chính trị trong tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang: "Lâu rồi mới có người gọi tôi là anh Thành"- Ảnh 5.

Cà phê thường trực còn là diễn đàn gợi mở, trao đổi, thống nhất các định hướng, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá (cũng từ các buổi cà phê thường trực đã hình thành những ý tưởng, định hướng có tính chiến lược, một số nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, giải pháp trong các lĩnh lực tổ chức xây dựng đảng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh và được triển khai trong thực tế đem lại hiệu quả thiết thực như trong thời gian qua).

Lần đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch đối với 63 tỉnh thành và trong câu chuyện quy hoạch bao giờ cũng vấn đề về găm dự án rồi thổi giá đất, sau đó là một loạt "dự án ma" vì không có người đến ở. Hậu Giang sẽ giải quyết vấn đè này thế nào, thưa ông?

Vấn đề này đã được tỉnh Hậu Giang lưu tâm và tính toán kỹ càng trong qua trình lập quy hoạch. Ví như khu công nghiệp đã được xác định rõ vị trí và diện tích; khu đô thị ở đâu, bao nhiêu ha cũng đa được đưa vào quy hoạch. Trước đây tình trạng chung các tỉnh không có quy hoạch tổng thể nên có thể phát triển dời dạc, thiếu liên kết.

Giai đoạn tới Hậu Giang sẽ làm rất bài bản, phát triển các dự án phải nằm trong tổng thể quy hoạch được duyệt, có tính đồng bộ cao. Phát triển đô thị theo hướng đô thị thông minh, với mục tiêu kép là khu đô thị phải tạo ra cảnh quan đẹp và nâng cao giá trị cuộc sống cho người dân, được người dân đón nhận chứ không phải là các dự án đô thị "ma", không có người ở; đồng thời dự án đô thị mới phải gia tăng nguồn thu ngân sách địa phương.

Nói về công nghiệp, Hậu Giang có cách tiếp cận mới khi ban hành tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư khu công nghiệp phải có kinh nghiệm, năng lực vận hành khu công nghiệp hiện quả. Kinh nghiệm ở đây là đã từng triển khai thành công các khu công nghiệp có quy mô lớn tương tự trở lên tại các tỉnh thành phố công nghiệp lớn; năng lực là về tiềm lực tài chính, khả năng triển khai dự án và đặc biệt là khà năng thu huts doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp. Tin mừng là đã có một số doanh nghiệp đầu tư khu công nghiệp đáp ứng các tiêu chí đề xuất đầu tư đối với toàn bộ diện tích khu công nghiệp của tỉnh đến năm 2025.

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang: "Lâu rồi mới có người gọi tôi là anh Thành"- Ảnh 6.

Mặc dù vậy, để thực hiện được mục tiêu đặt ra này không dễ, vì có nhiều việc cần phải làm như cải cách hành chính, nhân lực và quan trọng nhất là tầm nhìn của người đứng đầu. Quan điểm của ông thế nào?

Đúng vậy, như Bác Hồ nói: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"; "công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém". Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định 1 trong 3 đột phá chiến lược là "nâng cao nhất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao". Đồng thời chỉ rõ "nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân là những nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Đối với tỉnh Hậu Giang, nguồn nhân lực chính là 1 trong 2 điểm nghẽn lớn nhất trong giai đoạn phát triển mới. Do đó, Nghị quyết và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội của tỉnh Hậu Giang cũng đã đề ra đột phá chiến lược là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong hệ thống chính trị tỉnh. Xác định yếu tố quan trọng nhất chính là con người, nhất là người đứng đầu, bởi vì người đứng đầu mà làm theo phong trào, hời hợt kiểu "chuồn chuồn đạp nước" thì kết quả chẳng đi đến đâu cả.

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang: "Lâu rồi mới có người gọi tôi là anh Thành"- Ảnh 7.

Như để "doanh nghiệp đến Hậu Giang vui", thì tỉnh đã thống nhất hành động là 2 nhanh (nhanh giải phóng mặt bằng, nhanh giải quyết thủ tục đầu tư) và 3 tốt (cơ hội tốt, chính sách tốt, hạ tầng tốt) trên quan điểm một văn hoá, một ngôn ngữ, nhất quán trong các cấp hành động vì mục tiêu phát triển chung của tỉnh.

Về chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung đã được Trung ương, Chính phủ ban hành các văn bản thực hiện. Tuy nhiên thực tế cũng còn những chính sách bảo vệ những cán bộ cần phải sửa luật, mà sửa luật thì không đơn giản ngày một, ngày hai là xong.

Vì vậy, trước khi có những chính sách cụ thể, việc cần làm bây giờ là phải có những công cụ khích lệ và chế tài, mà cụ thể là bằng cách chấm điểm, đánh giá đúng kết quả thực hiện chức trách nhiệm vụ của cán bộ, trên cơ sở đó thực hiện các chính sách liên thông trong công tác cans bộ như quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ hay tinh giản biên chế, đồng thời có cơ chế tôn vinh, khen thưởng, kỷ luật rõ ràng.

Tỉnh Hậu Giang gần đây đã ban hành một số cơ chế hướng đến mục tiêu trên, như: qui định đánh giá, chấm điểm cán bộ, Đề án vị trí việc làm trong khối đảng, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Theo đó những cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc cao sẽ được xem xét quy hoạch, đào tạo, tạo nguồn bổ nhiệm cán bộ. Ngược lại, những người làm không tốt, không hoàn thành nhiệm vụ sẽ thuộc diện xem xét tinh giản biên chế.

Với cách làm này, đã có chuyển biến tích cực trong ý thức, tinh thần trách nhiệm với công việc, và chất lượng công việc đã tốt lên rõ rệt.

Đối với bổ nhiệm cán bộ phải đảm bảo đúng qui trình, qui định, nhưng phải đúng người, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, tuyệt đối chống chạy chức chạy quyền trong công tác cán bộ.

Tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Hậu Giang, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có nói thời điểm này là thời cơ vàng của Hậu Giang, nếu không làm trong vòng 10 năm thì sẽ mất cơ hội phát triển. Thời cơ vàng mà Chủ tịch nước nói là gì, thưa ông?

Sau 20 năm thành lập, Hậu Giang đã đạt được nhiều kết quả toàn diện, ấn tượng nổi bật trên tất cả các lĩnh vực: tổ chức xây dựng Đảng, phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại. Hậu Giang đang đứng trước Thiên thời, địa lợi, nhân hoà, đó là:

Thiên thời ở đây là Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 về "phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" đem đến luồng gió mới, tạo cơ sở đột phá quan trọng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng bằng sông Cửu Long là nơi sẽ được hưởng lợi lớn từ dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Và tỉnh Hậu Giang, trung tâm của cơ sở hạ tầng hậu cần Đồng bằng sông Cửu Long có 2 tuyến cao tốc đi qua, tuyến Cần Thơ – Hậu Giang – Cà Mau; tuyến Châu Đốc – Cần Thơ – Hậu Giang - Sóc Trăng là 300km, trong đó có 100km đi qua Hậu Giang và 2 tuyến này giao nhau tại trung tâm của Hậu Giang, nên Hậu Giang được hưởng lợi lớn nhất sẽ có thể xây dựng nên câu chuyện thành công hiệu quả nhất.

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang: "Lâu rồi mới có người gọi tôi là anh Thành"- Ảnh 8.
Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang: "Lâu rồi mới có người gọi tôi là anh Thành"- Ảnh 9.

Địa lợi chính là vị trí địa lý Hậu Giang nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long và cửa ngõ kết nối giữa các tỉnh Nam Sông Hậu, giáp ranh thành phố Cần Thơ. Giao thông đa dạng, thuận lợi thu hút nhà đầu tư (đường bộ, đường sông).

Quỹ đất phát triển khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt giai đoạn đến năm 2030 là 2.200 hecta, đủ lớn để mở rộng các khu công nghiệp, thu hút nhiều nhà đầu tư mới.

Nhân hoà trước hết là xây dựng được khối đoàn kết, thống nhất cao. Trước hết là trong Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, các cơ quan thường trực của tỉnh. Với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, khát vọng phát triển xây dựng tỉnh Hậu Giang phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm. Phát huy truyền thống đoàn kết lan toả tạo sức mạnh tổng hợp, cùng với tầm nhìn và mục tiêu chiến lược lựa chọn các đột phá chiến lược phát triển.

Hậu Giang sẽ tận dụng yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa (tiềm năng, lợi thế) để Đảng bộ, dân và quân tỉnh Hậu Giang hiện thực hóa mục tiêu, khát vọng xây dựng tỉnh Hậu Giang "Phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm. Người dân có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc; đóng góp ngày càng tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta trong giai đoạn mới.

Xin cám ơn Bí thư tỉnh uỷ!

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang: "Lâu rồi mới có người gọi tôi là anh Thành"- Ảnh 10.

 

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem