Ngành công nghiệp đóng tàu hải quân của Nga đang đi về đâu?

Thứ sáu, ngày 08/12/2017 16:30 PM (GMT+7)
Trong 10 năm trở lại gần đây, ngành công nghiệp đóng tàu hải quân Nga có khá nhiều thành tựu nổi bật nhưng đằng sau nó lại ẩn chứa nhiều những góc khuất.
Bình luận 0

img

Trong những năm đầu thế kỷ 21 trở lại đây, ngành công nghiệp đóng tàu hải quân Nga gần như vẫn giậm chân tại chỗ và không khác mấy so với thời Liên Xô trước đây, thậm chí họ đang dần bị châu Âu và ngay cả Trung Quốc vượt mặt. Nguồn ảnh: TASS.

img

Mặc dù xét về số lượng, ngành đóng tau hải quân của Nga trong 10 năm gần đây hoàn toàn vượt trội hơn giai đoạn trước đó với tổng số tàu chiến đóng mới lên tới 250 tàu chiến và hơn 400 tàu dân dụng các loại. Nguồn ảnh: TASS

img

Tuy nhiên nếu xét về mặt mặt bằng chung trên thế giới, các tàu chiến của Nga được đóng mới trong thời gian gần đây hoàn toàn được đóng theo công nghệ có từ thời Liên Xô và chỉ có một số ít đột phá nhưng không đáng kể. Nguồn ảnh: TASS.

img

Cụ thể, giới chuyên gia nhận định, với những trang thiết bị hiện tại được Nga sử dụng trong ngành đóng tàu, nước này đang bị châu Âu và Mỹ bỏ xa lên tới 15 năm. Nguồn ảnh: TASS.

img

Bằng chứng là các tàu chiến của Nga như loại Đề án 22350 hay Đề án 20280, phía Nga hầu hết sử dụng công nghệ đóng tàu kiểu cũ với những con tàu chỉ được đóng tại một xưởng duy nhất từ đầu đến cuối thay vì sử dụng công nghệ đóng tàu modul phổ biến trên thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: TASS.

img

Việc đóng tàu bằng phương pháp modul (từng phần, đóng tại nhiều nơi và chuyển tới một nơi ghép lại) hiện vẫn chưa được phía Nga áp dụng rộng rãi trên các mẫu tàu chiến thế hệ mới của mình, thậm chí họ còn không đủ năng lực để triển khai hoàn toàn loại công nghệ này như các nước châu Âu. Nguồn ảnh: TASS.

img

Bên cạnh đó ngành công nghiệp đóng tàu hải quân Nga còn bị tác động mạnh sau năm 2014, khi mối quan hệ giữa nước này và Ukraine xấu đi. Bản thân Ukraine là đối tác cung cấp các động cơ tàu lớn nhất cho Nga. Nguồn ảnh: TASS.

img

Nói lên điều này để có thể thấy được ngành công nghiệp đóng tàu quân sự lẫn dân sự của Nga có quá nhiều hạn chế từ mặt công nghệ cho tới năng lực tự chủ ở các khâu chủ chốt như chế tạo động cơ. Nguồn ảnh: TASS.

img

Cụ thể, trong quá khứ phía Nga đã rất muốn có được lớp tàu đổ bộ trực thăng Mistral do Pháp đóng trong tay nhưng không thành công, và nước này phải đợi tới năm 2026, các tàu đổ bộ tấn công mới nhất của Nga được cho là đóng theo công nghệ modul giống với các tàu Mistral của Pháp mới được hoàn thiện. Nguồn ảnh: TASS.

img

Tổng kết lại, công nghệ đóng tàu của Nga đang bị châu Âu bỏ xa tới 15 thậm chí 20 năm. Đây là một khoảng cách khó có thể xóa bỏ trong thời gian sắp tới nhất là khi Nga đang tập trung vào phát triển các loại phương tiện quân sự trên bộ và trên không mà dường như "hạn chế" việc phát triển các phương tiện trên biển. Nguồn ảnh: TASS.

img

Đóng tàu chiến hay tàu chiến mặt nước chưa bao giờ là thế mạnh của Nga và cả Liên Xô trước đây, nhiều chuyên gia cho rằng công nghệ tàu ngầm của Liên Xô trước kia và Nga ngày nay vượt trội đứng đầu thế giới là vì nước này "học tập" theo chiến lược của người Đức trước đây, đó là chiếm lĩnh lòng biển-thay vì mặt biển. Nguồn ảnh: TASS.

img

Trong các kế hoạch phát triển quân đội và trang bị vũ khí của Nga trong giai đoạn từ năm 2018 tới năm 2025, hoàn toàn không thấy bóng dáng của việc đầu tư phát triển mạnh Hải quân dù nước này đã nhiều lần "úp mở" về một lớp tàu sân bay đời mới. Nguồn ảnh: TASS.

img

Có thể nhận thấy, dường như Nga đã "buông xuôi" cuộc chạy đua trên mặt biển để tham gia vào cuộc chay đua dưới lòng đại dương và trên không-nơi mà Nga có ưu thế ngang ngửa với nhiều cường quốc. Nguồn ảnh: TASS.

Tuấn Anh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem