Xe cứu hỏa đi ngược chiều: Ưu tiên không có nghĩa xe khách có lỗi

Minh Phong Thứ tư, ngày 21/03/2018 10:45 AM (GMT+7)
Trong vụ việc xe cứu hỏa đối đầu xe khách ở cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ, luật sư cho rằng xe cứu hỏa chạy ngược chiều vào đường cao tốc là không trái luật, nhưng không vì quyền ưu tiên mà đương nhiên người khác phải có lỗi.
Bình luận 0

Vụ việc xe cứu hỏa trong khi đang làm nhiệm vụ đi ngược chiều vào cao tốc sau đó đối đầu với xe khách vẫn đang gây nên tranh luận gay gắt trên mạng xã hội.

Nhiều độc giả cho rằng theo quy định pháp luật, xe cứu hỏa là xe ưu tiên được đi vào đường cấm, được đi ngược chiều nhưng cũng phải lựa chọn tình huống để đảm bảo an toàn cho các phương tiện khác.

Gửi ý kiến đến Dân Việt, độc giả Bảo Phúc email pvtho27…@yahoo.com bày tỏ: “Đành rằng cứu hỏa là xe ưu tiên nhưng thử hỏi xe khách đang đi với vận tốc 85km/h, có xe bất ngờ vọt ra quan sát như xe cứu hỏa kia  đố thánh nào tránh kịp đấy. Xe cứu hỏa đi cứu người nhưng hơn 40 người trên xe khách cũng là con người cần được bảo vệ”.  

Theo độc giả này, phải cảm ơn tài xế xe khách không phanh quá gấp , nếu không xe khách bị lật, hơn 40 mạng người trên xe khách không biết thế nào.

img

Vụ tai nạn xảy ra trong điều kiện trời mưa, đường trơn trượt. Ảnh cắt từ clip.

Trong khi đó, độc giả Đình Thắng địa chỉ email trandinhthang…@yahoo.com khẳng định: “Lái xe cứu hỏa đã sai vì luật cho phép nhưng phải đảm bảo an toàn mới được đi ngược chiều. Đằng này xe khách chạy tốc độ 87km/h, lúc cách xe cứu hỏa 120,8m trong khi lái xe chỉ còn 5 giây xử lý. Ông nào dám thực nghiệm hiện trường mà phanh (thắng) lại mà xe không bị lật không? Lẽ ra xe cứu hỏa dừng lại 1 phút để phát loa, rồi quẹo vô đường khẩn cấp thì đâu đến nỗi”.

Đồng quan điểm, độc giả Vũ Thanh Trúc vutruc…@gmail.com cho rằng xe được quyền ưu tiên không có nghĩa là được phép cắt ngang qua những xe chưa nhường đường, chưa có điều kiện nhường đường hoặc đang vận chuyển với vận tốc cao không thể xử lý kịp.

Bạn đọc Hoài Nam hoainamcm…@gmail.com  cũng khẳng định khó có thể xử lý khác tài xế xe khách trong tình huống này: “Tôi ngày nào cũng lái xe trên đường. Xe cứu hỏa cắt ngang, trong điều kiện mặt đường trơn ướt như vậy, lái xe khách đánh lái gấp sẽ “bán mạng” hành khách ngay. Cự ly quá gần không đủ để tài xế khi khách xử lý, trong khi phán đoán xe cứu hỏa chưa sang đường ngay”.

Nhìn xa hơn, độc giả Duc Trung trungnguyenduc…@gmail.com đề nghị sau sự việc này phải điều chỉnh lại luật cho chặt chẽ hơn. Xe cứu hỏa là xe ưu tiên nhưng phải đảm bảo an toàn cho người và phương tiện đang lưu thông trên đường.

img

Vụ tai nạn đã làm một chiến sỹ cảnh sát PCCC bị tử vong. Ảnh IT.

Trong khi đó, trao đổi với Dân Việt, luật sư Vũ Thái Hà (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng: “Ở góc độ pháp luật, có thể khẳng định lái xe cứu hỏa cho xe chạy ngược chiều vào đường cao tốc là không trái pháp luật. Tuy nhiên, quyền ưu tiên và quyền được làm một việc ưu tiên không có nghĩa là mình không có lỗi và đương nhiên người khác phải là người có lỗi”.

Theo phân tích của luật sư Hà, quy định pháp luật ban quyền ưu tiên cho một lực lượng với mục đích tạo điều kiện tối ưu nhất để ứng phó với một hoặc một số tình huống khẩn cấp, làm giảm thiểu các thiệt hại.

“Do đó, để đạt mục tiêu giảm thiểu thiệt hại, việc sử dụng quyền ưu tiên nhất thiết không tạo ra tình huống có thể gây thiệt hại lớn hơn thiệt hại dự định khắc phục. Việc thực thi quyền ưu tiên của mình mà tạo ra tình thế không thể ứng xử khác của một phương tiện khác thì không nên” – luật sư Vũ Thái Hà nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem