"Tháng cô hồn" có nên lau dọn bàn thờ không, cần lưu ý điều gì?

PV Thứ tư, ngày 14/08/2019 17:33 PM (GMT+7)
Tháng cô hồn có nên lau dọn bàn thờ không là điều được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số lưu ý khi lau dọn ban thờ tháng 7 âm lịch.
Bình luận 0

Tháng cô hồn có nên lau dọn ban thờ không?

Theo các chuyên gia phong thủy, trong tháng cô hồn gia chủ có thể lau dọn ban thờ tuy nhiên chỉ nên lau sạch nến, đồ thờ chứ không nên tỉa chân hương bởi thế bị xem là sẽ không tốt.

Thời điểm thích hợp để thay, rút tỉa chân hương là cuối tháng 6 âm lịch. Trong trường hợp không kịp thay thì bạn hoàn toàn có thể chờ đến cuối tháng hoặc thời điểm cuối năm là đúng phong tục nhất.

Những lưu ý khi lau dọn ban thờ ngày rằm tháng 7

Đối với các gia đình muốn lau dọn ban thờ vào rằm tháng 7 thì cần biết cách lau dọn sao cho đúng và không phạm.

Trước hết, gia chủ cần làm lễ xin phép trước khi bắt đầu. Chú ý, người trực tiếp dọn ban thờ phải tắm rửa sạch sẽ, quần áo chỉnh tề rồi mang 1 đĩa hoa quả dâng lên, thắp nén hương để xin phép tổ tiên, thần linh.

img

Những điều cần lưu ý khi lau dọn ban thờ vào tháng 7 âm lịch. Ảnh minh họa

Cần lưu ý, để bắt đầu lau dọn cần chờ cho hương cháy hết.

Tiếp đến, trong quá trình lau dọn cần chọn khăn mới, chổi mới. Nước dùng để lau dọn ban thờ phải dùng nước ấm, sạch.

Trình tự lau dọn ban thờ đúng nhất là lau từ trên cao sau đó xuống thấp. Lau bài vị tổ tiên trước rồi mới lau bát hương. 

Tuyệt đối tránh không làm xê dịch bát hương hoặc các bức tượng. Bởi theo các chuyên gia phong thủy, ban thờ ngày thường chỉ nên bao sái sạch sẽ chứ không nên tùy tiện động chạm, dịch chuyển.

Với các gia đình tỉa chân nhang luôn thì cần để lại 3 chiếc. Phần chân hương đã tỉa ra thì đem đốt rồi thả tro xuống sông hoặc hồ nước. Tuyệt đối không nên đổ tro lung tung.

Sau khi hoàn tất việc lau dọn ban thờ, bạn thắp 3 nén hương để mời tổ tiên, thần linh về quy tụ.

Chú ý, quá trình lau dọn ban thờ rất kiêng kỵ việc đổ vỡ vì vậy nên làm nhẹ nhàng, từ tốn.

Trường hợp thay đồ thờ cúng thì cũng đem thả trôi sông. Với những đồ có thể hóa được như bàn gỗ, nến,... thì nên hóa trước rồi mới thả ra sông, hồ nhé.

Gia chủ cũng cần lưu ý:

- Lễ dâng cúng không cần quá cầu kỳ, chỉ cần thành tâm sắm theo điều kiện kinh tế.

- Nên đặt bình hoa, nến, hương, hoa quả, chén nhỏ đựng nước cúng. Những thứ không liên quan thì không nên đặt trên bàn thờ.

- Tuyệt đối không đặt các loại chậu cảnh, hoa giả dâng cúng ông bà, tổ tiên.

*Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem