Ông Lê Chí Quyết giới thiệu “tài sản” quý giá nhất của mình đó là rất nhiều Bằng khen và Huân huy chương được Đảng và Nhà nước trao tặng.

Bài 2: Ban Chỉ đạo 0 4 - Bước ngoặt trong cuộc chiến với lực lượng FULRO ở Đắk Lắk - Ảnh 2.

Nhắc đến  FULRO, ông Lê Chí Quyết - nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk trầm ngâm nhớ lại: "Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước đã yên tiếng súng, vui hưởng hòa bình thì ở Đắk Lắk vẫn còn sự chết chóc, máu vẫn đổ hằng ngày bởi bọn phản động  FULRO. Trong khi đó, cuộc đấu tranh chống FULRO thời kỳ mới giải phóng gặp muôn vàn khó khăn, gian khổ do những phức tạp về dân tộc, tôn giáo, địa bàn rừng núi hiểm trở".

Bài 2: Ban Chỉ đạo 0 4 - Bước ngoặt trong cuộc chiến với lực lượng FULRO ở Đắk Lắk - Ảnh 3.

Ông Lê Chí Quyết kể về một thời hào hùng chống giặc Fulro với PV Báo Dân Việt. Ảnh: T.Anh

Bài 2: Ban Chỉ đạo 0 4 - Bước ngoặt trong cuộc chiến với lực lượng FULRO ở Đắk Lắk - Ảnh 4.

Ông Lê Chí Quyết kể, những năm đầu sau giải phóng, ở Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội diễn biến hết sức phức tạp. Lợi dụng những khó khăn đó, các thế lực thù địch và tổ chức phản động FULRO ráo riết hoạt động, tập hợp lực lượng để phục hồi tổ chức, tìm cách móc nối với các thế lực thù địch bên ngoài tiếp tục chống phá nhà nước.

Bọn FULRO tổ chức thành nhiều cơ sở nhỏ, xâm nhập hoạt động trên diện rộng để tuyên truyền, lừa bịp, lôi kéo người dân trốn vào rừng và bí mật xây dựng cơ sở tại chỗ để dễ bề hoạt động và khống chế dân làng.

Điểm nóng về hoạt động của FULRO trên địa bàn Đắk Lắk thời gian đó tập trung tại K61 (nay là các huyện Cư M'gar, Ea Súp, Buôn Đôn) và huyện Buôn Hồ, Krông Búk. Được sự giúp đỡ của bọn phản động lưu vong, cùng với các loại vũ khí chiếm được sau chiến tranh, FULRO hoạt động hết sức manh động, chúng liên tục tập kích vào các buôn, làng để cướp bóc, giết hại nhân dân.

Từ năm 1979 đến năm 1986 là giai đoạn khốc liệt nhất trong cuộc chiến chống tổ chức phản động FULRO. Sợ bộ đội, du kích của ta, ban ngày bọn FULRO chui sâu vào trong rừng hoạt động, nhưng địa bàn nào vắng công an, bộ đội là FULRO xuất hiện. Chúng dùng súng tấn công, uy hiếp, cướp lương thực, tài sản của người dân. Ai chống cự, chúng giết hại dã man. 

Dọc tuyến đường từ thị xã Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đi tỉnh Gia Lai liên tiếp xảy ra các vụ chặn đánh xe trên đường giao thông, làm nhiều người dân thương vong.

Bài 2: Ban Chỉ đạo 0 4 - Bước ngoặt trong cuộc chiến với lực lượng FULRO ở Đắk Lắk - Ảnh 5.

Trước diễn biến phức tạp của tổ chức phản động  FULRO, năm 1977, Ban Bí thư Trung ương đã ra chỉ thị 04/CT-TW về đẩy mạnh việc giải quyết vấn đề FULRO. Ngay sau đó, Ban Chỉ đạo 04 (Ban Chỉ đạo giải quyết vấn đề  FULRO) tỉnh Đắk Lắk nhanh chóng được thành lập.

Ông Lê Chí Quyết khi ấy là Phó Ban Chỉ đạo 04. Để thực hiện được mục tiêu này, Ban Chỉ đạo 04 cùng với các cấp chính quyền và lực lượng vũ trang xắn tay giải quyết các vấn đề về đời sống ở các buôn làng, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của dân. 

img
img
img

Quá trình công tác, ông Lê Chí Quyết được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều Bằng khen và Huân huy chương cao quý. Ảnh: T.Anh

Từ đó, ở các buôn làng, đồng bào các dân tộc tại chỗ đã tự nguyện kết nghĩa, phối hợp với bộ đội, công an và các ban ngành, đoàn thể cùng quyết tâm chống lại tội ác của FULRO.

Ông Quyết bồi hồi nhớ lại, nhận được ủng hộ từ buôn làng, Ban Chỉ đạo 04 tỉnh Đắk Lắk phối hợp lực lượng vũ trang, dân quân, du kích tổ chức đấu tranh, truy quét  FULRO và giúp đỡ những người dân tộc thiểu số lầm lỗi trở về với gia đình.

Không chỉ vậy, Ban Chỉ đạo 04 đã đưa ra những kế sách quyết liệt bằng biện pháp đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang. Trong đó công tác dân vận được áp dụng triệt để. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thành lập đội công tác thường xuyên phát động quần chúng, thực hiện "ba cùng" với dân, liên tục bám địa bàn để vận động, thuyết phục người dân hiểu đúng chủ trương chính sách, không nghe theo Fulro.

Lực lượng công an của ta phát hiện hàng chục cơ sở ngầm của chúng, kêu gọi nhiều tướng, tá, binh lính FULRO ra hàng. Trong đó có thể kể đến nhóm sĩ quan, binh lính cộm cán FULRO gồm 9 tên do "Thiếu tướng" Nay Gúh cầm đầu đã tự nguyện ra đầu hàng để hưởng sự khoan hồng. 

Sau khi được cảm hóa, giáo dục, Nay Gúh cùng những người này đã nhận thức lỗi lầm, trở về với gia đình và đến nhiều buôn làng tố cáo tội ác của FULRO, phát động quần chúng nâng cao cảnh giác với bọn chúng.

Bài 2: Ban Chỉ đạo 0 4 - Bước ngoặt trong cuộc chiến với lực lượng FULRO ở Đắk Lắk - Ảnh 7.

Ông Lê Chí Quyết, nguyên Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk giới thiệu bức hình vinh dự được chụp cùng Bác Hồ. Ảnh: PV

Cũng theo ông Lê Chí Quyết, mặc dù điều kiện sinh hoạt và công tác khó khăn, thiếu thốn trăm bề, nhưng nhờ tinh thần kiên quyết đấu tranh của các lực lượng, ta đã đạt được nhiều thành quả quan trọng. 

Qua các đợt tấn công liên tiếp từ năm 1979 đến năm 1986, tổ chức FULRO bị tiêu diệt và tan rã, nội bộ của chúng bị phân hóa, nhiều tên đã ra đầu thú, góp phần quan trọng tiến tới giải quyết dứt điểm vấn đề FULRO trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian sau đó.

Trong giai đoạn từ 1986 đến 1992, hoạt động của FULRO ở Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung ngày càng suy yếu, không gây ra các hoạt động đánh phá, khống chế dân như những năm trước.

Đến tháng 10/1992, FULRO buộc phải đầu hàng UNTAC (cơ quan quyền lực lâm thời của Liên hiệp quốc tại Campuchia), chấm dứt 17 năm hoạt động chống phá cách mạng.

(Còn nữa)

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem