Bác sĩ Afghanistan vật lộn làm việc trong cảnh không lương, không thuốc men dưới thời Taliban

Minh Nhật (theo AP) Thứ ba, ngày 02/11/2021 20:30 PM (GMT+7)
Nhiều bác sĩ trong các bệnh viện ở Afghanistan ngày càng tuyệt vọng vì phải làm việc trong cảnh không được trả lương, thiếu thuốc men và thậm chí còn bị cắt điện thường xuyên sau khi Taliban giành lại quyền kiểm soát đất nước.
Bình luận 0
Bác sĩ Afghanistan vật lộn làm việc trong cảnh không lương, không thuốc men dưới thời Taliban  - Ảnh 1.

Một phụ nữ bước vào bệnh viện ở Mirbacka Kot, Afghanistan ngày 26/10. Bác sĩ/nhân viên y tế ở đây nói riêng và ở Afghanistan nói chung đang làm việc không lương, không thuốc men và thường xuyên bị cắt điện khi nền kinh tế Afghanistan sụp đổ. Ảnh AP.

Mohammed Javid Ahmadi, 22 tuổi vừa rời khỏi chiến trường sau khi Taliban giành toàn quyền kiểm soát Afghanistan hồi giữa tháng . Như những chiến binh đang nếm cảm giác chiến thắng khác, Ahmadi được Taliban đề nghị lựa chọn 1 công việc mà cậu muốn làm để họ sắp xếp cho cậu.

Mơ ước được trở thành bác sĩ nhưng không có cơ hội học trường y mà phải gia nhập Taliban chiến đấu, Ahmadi liền chọn ngành y.

Ngay sau đó, Taliban giao bệnh viện huyện Mirbacha Kot ngay bên ngoài Kabul cho Ahmadi quản lý. Ahmadi tiếp nhận bệnh viện trong bối cảnh các bác sĩ đang ra sức đòi khoản lương bị nợ, tình trạng thiếu thuốc, nhiên liệu và thực phẩm trầm trọng. 

Nhưng ưu tiên hàng đầu của Ahmadi là xây dựng một nhà thờ Hồi giáo bên trong khu bệnh viện, tách biệt nhân viên nam và nữ đồng thời khuyến khích họ cầu nguyện. Những vấn đề còn lại sẽ xử lý theo ý muốn của Chúa trời, Ahmadi nói với các y bác sĩ.

Những gì đang xảy ra ở bệnh viện Mirbacha Kot được cho là tình trạng chung mà toàn bộ ngành y tế Afghanistan đang đối mặt khi Taliban tiếp quản đất nước.

Mỹ đã đóng băng tài sản của Afghanistan trong các tài khoản ở Mỹ ngay sau khi Taliban tiếp quản Kabul, theo các lệnh trừng phạt quốc tế, làm tê liệt lĩnh vực ngân hàng của Afghanistan.

Các tổ chức tiền tệ quốc tế từng tài trợ 75% chi tiêu nhà nước Afghanistan cũng tạm dừng giải ngân, gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế ở quốc gia phụ thuộc vào viện trợ này.

Bác sĩ Afghanistan vật lộn làm việc trong cảnh không lương, không thuốc men dưới thời Taliban  - Ảnh 2.

Tình trạng cắt điện diễn ra thường xuyên ở bệnh viện Mirbacha Kot. Ảnh AP

Ngành y tế đã bị ảnh hưởng sâu sắc. Thứ trưởng Bộ Y tế Abdulbari Umer của Taliban cho biết, các khoản tiền bị Ngân hàng thế giới đóng băng bao gồm cả tiền lương của bác sĩ/nhân viên y tế.

Tiền lương cho các bác sĩ/ nhân viên y tế đã không được chi trả trong nhiều tháng trước khi chính phủ sụp đổ.

“Đây là thách thức lớn nhất đối với chúng tôi. Khi chúng tôi đến đây, không còn một đồng nào. Không có lương cho nhân viên, không có thức ăn, không có nhiên liệu cho xe cứu thương và các loại máy móc khác. Không có thuốc cho bệnh viện. Chúng tôi đã cố gắng tìm nguồn hỗ trợ từ Qatar, Bahrain, Saudi Arabia, Pakistan nhưng vẫn chưa đủ", Thứ trưởng Bộ Y tế Abdulbari Umer của Taliban cho biết.

Ở Mirbacha Kot, các bác sĩ đã không được trả lương trong 5 tháng. Các nhân viên ý tế dẫu đang thất vọng vì làm việc không lương vẫn đang phải gồng mình tiếp tục khám chữa bệnh cho lên đến 400 bệnh nhân mỗi ngày.  

'Chúng tôi có thể làm gì được đây? Nếu chúng tôi không đến bệnh viện làm việc thì cũng không có công việc nào khác dành cho chúng tôi. Kể cả có một công việc khác để làm cũng không ai có tiền để trả lương cho chúng tôi. Nên tốt hơn hết là ở lại đây”, bác sĩ Gul Nazar cho biết.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem