Thứ bảy, 01/06/2024

Bà Lương Thị Cẩm Tú chính thức giữ “ghế nóng” Chủ tịch Eximbank, cuộc chiến thượng tầng đã kết thúc?

17/02/2022 6:30 PM (GMT+7)

HĐQT mới của Eximbank đã bầu bà Lương Thị Cẩm Tú giữ “ghế nóng” chủ tịch nhiệm kỳ VII (2020 – 2025) thay cho ông Yasuhiro Saitoh, với tỷ lệ phiếu bầu lên tới 7/7. Kết quả này mang đến một niềm tin mới, kỳ vọng về một tương lai tươi sáng cho Eximbank sau chuỗi ngày căng thẳng vì “cuộc chiến thượng tầng”…

Bà Lương Thị Cẩm Tú chính thức giữ “ghế nóng” Chủ tịch Eximbank, cuộc chiến thượng tầng đã kết thúc? - Ảnh 1.

bà Lương Thị Cẩm Tú – Thành viên Hội đồng Quản trị được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank - Ảnh: IT

Chiều nay 17/2, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa họp bầu Chủ tịch HĐQT và công bố Nghị quyết số 68/2022/EIB/NQ-HĐQT. Theo đó, bà Lương Thị Cẩm Tú – Thành viên Hội đồng Quản trị được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank nhiệm kỳ VII (2020 – 2025) thay cho ông Yasuhiro Saitoh.

Được biết, bà Tú được toàn bộ 7/7 thành viên HĐQT ủng hộ với 100% phiếu thuận.

Trước đó, ngoài việc tự đề cử vào thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới, bà Tú còn nhận được sự ủng hộ của Công ty CP Chứng khoán Bảo Minh và 5 cổ đông cá nhân khác.

Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông ngày 15/2, bà Tú được bầu làm Thành viên Hội đồng Quản trị Eximbank nhiệm kỳ VII (2020 – 2025). Tuy nhiên, tỷ lệ phiếu bầu của bà Tú chỉ đạt 62,2%.

Việc bà Tú được bầu vào "ghế nóng" Chủ tịch của Eximbank gây bất ngờ với giới quan sát. Bởi, ngay chiều qua 16/2, HĐQT mới của Eximbank đã có phiên họp đầu nhưng không đủ túc số theo quy định, khi chỉ có 4/7 thành viên tham dự.

Việc thiếu 3 thành viên HĐQT vào chiều qua làm dấy lên lo ngại rằng mâu thuẫn thượng tấng sẽ tiếp diễn sang nhiệm kỳ mới ở Eximbank.

Tuy nhiên, ở phiên họp chiều nay, các bên đã tìm được tiếng nói chung, ít nhất là trong việc lựa chọn lãnh đạo cao nhất cho ngân hàng. Đặc biệt hơn, khi người được lựa chọn là bà Lương Thị Cẩm Tú - người vài tháng trước vẫn còn bị một nhóm cổ đông lớn phản đối gay gắt, thậm chí đề nghị miễn nhiệm.

Bà Lương Thị Cẩm Tú chính thức giữ “ghế nóng” Chủ tịch Eximbank, cuộc chiến thượng tầng đã kết thúc? - Ảnh 2.

Công bố thông tin bà Lương Thị Cẩm Tú chính thức giữ "ghế nóng" Chủ tịch Eximbank

Bà Lương Thị Cẩm Tú sinh năm 1980, Cử nhân Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Văn Lang, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Griggs.

Bà từng là một trong những lãnh đạo ngân hàng trẻ tuổi nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam khi đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) vào năm 2015 - lúc đó bà 35 tuổi.

Trước khi làm Tổng giám đốc Nam A Bank, bà Tú từng được biết đến là một trong những lãnh đạo tiềm năng của Sacombank.

Ngoài tên tuổi gắn với ngân hàng, bà Lương Thị Cẩm Tú còn từng là Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Khánh Hòa, được nhận giải thưởng Doanh nhân ASEAN tiêu biểu năm 2015. Bà cũng từng là thành viên Hội đồng quản trị Công ty Đường Ninh Hòa...

Tháng 4/2018, bà Lương Thị Cẩm Tú trúng cử vào HĐQT Eximbank tại ĐHĐCĐ thường niên của ngân hàng này. Bà cũng là người duy nhất trong số 4 ứng viên được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận để bầu bổ sung vào HĐQT Eximbank thời điểm đó.

Trong 5 năm ở Eximbank, từ 2018 tới nay, bà Tú được đa số cổ đông và cán bộ nhân viên ngân hàng ủng hộ. Có thời điểm, vào tháng 3/2019, bà còn được bầu làm chủ tịch HĐQT thay ông Lê Minh Quốc.

Tại ĐHCĐ ngày 15/2 vừa qua, bà cũng là thành viên HĐQT duy nhất của nhiệm kỳ cũ có tên trong danh sách ứng cử và đề cử vào HĐQT mới.

Việc Eximbank có chủ tịch mới với sự đồng thuận và nhất trí cao của tất các thành viên trong HĐQT cũng như sự ủng hộ từ cơ quan quản lý, được các cổ đông kỳ vọng sẽ mở ra chặng đường hồi phục và phát triển mới cho Eximbank sau một thời gian dài "nội chiến".

Chia sẻ về kết quả này, đại diện Eximbank cho biết để đi đến quyết định bổ nhiệm nhân sự quan trọng này, Hội đồng Quản trị Eximbank đã thống nhất, đồng lòng và đoàn kết cao trong việc hoàn chỉnh bộ máy lãnh đạo vì sự phát triển của ngân hàng, lợi ích của khách hàng và cổ đông cùng toàn thể cán bộ nhân viên.

"Các cổ đông của ngân hàng kỳ vọng vị nữ Chủ tịch với trí tuệ, bản lĩnh cùng những kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ cùng tập thể Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ VII (2020 – 2025) và Ban điều hành Eximbank hướng đến tính chuẩn mực, minh bạch, hiệu quả trong tương lai, đồng lòng chung tay đưa Eximbank trở lại là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam", đại diện Eximbank nói.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ngân hàng sẽ bán vàng như thế nào?

Ngân hàng sẽ bán vàng như thế nào?

Các ngân hàng cho biết đã sẵn sàng tham gia bán vàng từ ngày 3/6. Dù các ngân hàng chưa chính thức vào cuộc, giá vàng đã ngay lập tức rơi thẳng đứng kể từ khi NHNN công bố thông tin 4 ngân hàng quốc doanh bán vàng.

Chuyển nhượng công ty con ở Đức, Masan lời ngay 40 triệu USD, tiền sẽ tiếp tục chảy vô túi

Chuyển nhượng công ty con ở Đức, Masan lời ngay 40 triệu USD, tiền sẽ tiếp tục chảy vô túi

Tập đoàn kinh tế đa ngành tư nhân Masan dự kiến sẽ ghi nhận khoản lợi nhuận một lần khoảng 40 triệu USD từ việc bán công ty H.C. Starck tại Đức; và hưởng lợi từ việc tăng lợi nhuận thuần sau thuế thêm 20-30 triệu USD trong dài hạn.

NSH Petro: Thao túng cổ phiếu, con của chủ tịch bị phạt tiền tỷ

NSH Petro: Thao túng cổ phiếu, con của chủ tịch bị phạt tiền tỷ

Trong khoảng thời gian bị thao túng giá, cổ phiếu PSH của công ty kinh doanh xăng dầu NSH Petro đã có 2 lần tăng sốc, giảm sâu và tạo đỉnh. Các cá nhân thao túng giá PSH bị phạt tổng cộng 6 tỷ đồng và bị áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm.

Thanh tra 4 "ông lớn" kinh doanh vàng: Chênh lệch đáng sợ giữa lợi nhuận và doanh thu

Thanh tra 4 "ông lớn" kinh doanh vàng: Chênh lệch đáng sợ giữa lợi nhuận và doanh thu

4 "ông lớn" vàng là SJC, Doji, PNJ và Bảo Tín Minh Châu nằm trong danh sách bị thanh tra hoạt động kinh doanh vàng của liên bộ. Điều khiến nhiều người ngạc nhiên vì sự chênh lệch đáng sợ giữa doanh thu và lợi nhuận của 4 “ông lớn” vàng này.

Nợ hơn tỷ đô, "trùm" hạ tầng vẫn phát hành trái phiếu khủng

Nợ hơn tỷ đô, "trùm" hạ tầng vẫn phát hành trái phiếu khủng

Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (mã HoSE: CII) sắp phát hành và chào bán trái phiếu ra công chúng với tổng giá trị phát hành gần 1.900 tỷ đồng. CII tiếp tục sử dụng "đòn bẩy tài chính" dù tổng nợ phải trả tương đương hơn 1 tỷ USD.

Ngân hàng Nhà nước bất ngờ dừng đấu thầu vàng miếng, phương án bình ổn thay thế từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước bất ngờ dừng đấu thầu vàng miếng, phương án bình ổn thay thế từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 03/6/2024.