Tin nóng: Thêm một cơn bão có khả năng chuẩn bị vào biển Đông, áp thấp nhiệt đới cách Khánh Hòa khoảng 300km

L.V.S Thứ ba, ngày 26/10/2021 07:39 AM (GMT+7)
Cập nhật mới nhất của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, vị trí tâm ATNĐ (lúc 06 giờ ngày 26/10) cách Khánh Hòa khoảng 305km, cách Ninh Thuận khoảng 282km. Sức gió mạnh nhất: cấp 6-7 (40-60km/h), giật cấp 8. Theo PAGASA, có một cơn bão đang có khả năng chuẩn bị vào biển Đông.
Bình luận 0

Áp thấp nhiệt đới di cách Khánh Hòa khoảng 300km

Áp thấp nhiệt đới di cách Khánh Hòa khoảng 300km, thêm một cơn bão có khả năng chuẩn bị vào biển Đông - Ảnh 1.

Vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: NCHMF

Cập nhật mới nhất của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, vị trí tâm ATNĐ (lúc 06 giờ ngày 26/10) cách Khánh Hòa khoảng 305km, cách Ninh Thuận khoảng 282km. Sức gió mạnh nhất: cấp 6-7 (40-60km/h), giật cấp 8.

Vào hồi 04 giờ ngày 26/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 11,1 độ Vĩ Bắc; 111,7 độ Kinh Đông, cách Khánh Hòa khoảng 300km, cách Ninh Thuận khoảng 280km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới. 

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi vào khu vực từ Khánh Hòa đến Bình Thuận và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 04 giờ ngày 27/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 11,6 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh từ Khánh Hòa đến phía Bắc Bình Thuận. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 10,5 đến 14,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản, đê, kè biển trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.   

Dự báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: Trên vùng biển phía Tây khu vực giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; sóng biển cao từ 2,0-4,0m, biển động mạnh; khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; sóng biển cao từ 2,0-4,0m, biển động.

Vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8-9; sóng biển cao từ 2,0-4,0m, biển động mạnh.

Ngoài ra, ở khu vực Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Dự báo gió mạnh trên đất liền: Từ chiều nay (26/10), trên khu vực ven biển từ Bình Định đến Ninh Thuận gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8.

Dự báo mưa lớn:

Từ hôm nay (26/10) đến hết ngày 27/10, ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ có mưa to đến rất to, lượng mưa dự báo:

- Từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, Bình Thuận, Bắc Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ: 100-200mm, có nơi trên 200mm;

- Từ Bình Định đến Ninh Thuận và Nam Tây Nguyên 150-250mm, có nơi trên 300mm.

Từ ngày 27-30/10, khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có mưa to, có nơi mưa rất to do ảnh hưởng của không khí lạnh và nhiễu động gió Đông.

Thêm một cơn bão có khả năng chuẩn bị vào biển Đông

Trong khi đó, Cơ quan Quản lý Dịch vụ Khí quyển, Địa vật lý và Thiên văn Philippines (PAGASA) cho biết, một áp thấp nhiệt đới khác đang được theo dõi bên ngoài Khu vực trách nhiệm của Philippines có thể mạnh mạnh lên thành bão.

Áp thấp nhiệt đới di cách Khánh Hòa khoảng 300km, thêm một cơn bão có khả năng chuẩn bị vào biển Đông - Ảnh 2.

Áp thấp nhiệt đới bên ngoài Philippines có thể mạnh lên thành bão. Ảnh: Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines

Vào sáng 26.10, vị trí tâm bão nhiệt đới nằm cách Nam Luzon 1.675km về phía Đông, di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc với tốc độ 20km/h. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão là 65km/h, gió giật lên đến 80km/h.

PAGASA trước đó cho biết cơn bão nhiệt đới này ít có khả năng đổ bộ Philippines. Philippines hứng chịu khoảng 20 cơn bão mỗi năm. Cho đến nay, đã có 14 cơn bão đổ bộ Philippines trong năm 2021.

PASAGA cũng tuyên bố thời điểm bắt đầu hiện tượng La Nina vào giữa tháng 10, có nghĩa là sẽ có nhiều mưa hơn trong những tháng tới. La Nina được cho là sẽ kéo dài đến quý 1 năm 2022.

Bám sát những diễn biến tiếp theo của áp thấp nhiệt đới, dự báo cảnh báo rủi ro kịp thời

Tối ngày 25/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã tổ chức cuộc họp thảo luận trực tuyến về áp thấp nhiệt đới và mưa lớn trong những ngày tới. Thứ trưởng Lê Công Thành, Trưởng ban Chỉ huy PCTT Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái chủ trì cuộc họp.

Tham dự cuộc họp còn có các Phó Tổng cục trưởng: Lê Hồng Phong, Hoàng Đức Cường, La Đức Dũng, đại diện các đơn vị trong Ban chỉ huy PCTT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị Tổng cục KTTV, 05 Đài KTTV khu vực và các chuyên gia tại các điểm cầu.


Áp thấp nhiệt đới di cách Khánh Hòa khoảng 300km, thêm một cơn bão có khả năng chuẩn bị vào biển Đông - Ảnh 3.

Thứ trưởng Lê Công Thành phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Tại cuộc họp các chuyên gia của Trung tâm Dự báo cũng như các đơn vị thống nhất nhất định: Sau khi xem xét các yếu tố động lực và nhiệt lực Trung tâm đưa ra nhận định áp thấp nhiệt đới rất ít khả năng thành bão. Áp thấp nhiệt đới trong những giờ tới ít thay đổi hướng và di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10-15km/h. Về nhận định gió: các khu vực trên biển, ven biển Khánh Hòa - Ninh Thuận có gió cấp 6, 7 giật cấp 8. Khu vực đổ bộ vẫn thống nhất là Nam Trung Bộ.

Từ ngày mai (26/10) đến hết ngày 27/10, ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ có mưa to đến rất to, lượng mưa dự báo: Từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, Bình Thuận, Bắc Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ: 100-200mm, có nơi trên 200mm; Từ Bình Định đến Ninh Thuận và Nam Tây Nguyên 150-250mm, có nơi trên 300mm. Từ ngày 27-30/10, khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có mưa to, có nơi mưa rất to do ảnh hưởng của không khí lạnh và nhiễu động gió Đông.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Tổng cục trưởng Trần Hồng Thái nhấn mạnh: Đối với cơn áp thấp nhiệt đới này, các Đài KTTV khu vực, Đài tỉnh cần tập trung dự báo cơn này theo các đặc trưng của từng khu vực cũng như tỉnh thành. Cụ thể cần xác định rõ các nguy cơ, rủi ro gì để cảnh báo kịp thời như hoạt động lồng bè, nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản…Các Đài tăng cường phối hợp với các tỉnh, ban chỉ huy PCTT cấp tỉnh cung cấp các nhận định, cập nhật cũng cảnh báo những nguy cơ, nâng cao vai trò, trách nhiệm của ngành ở địa phương. Ông cũng đề nghị các đơn vị dự báo khai thác các sản phẩm công nghệ đặc biệt là về lũ quét, sạt lở đất để cảnh báo chi tiết kịp thời cho các địa phương. Ông cũng nhất mạnh đến công tác xây dựng mạng lưới chuyên gia, cơ cấu theo từng lĩnh vực, tăng cường thảo luận chuyên sâu đồng thời đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ, luân chuyển tri thức giữa các đơn vị.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị các đơn vị theo dõi sát cơn áp thấp nhiệt đới này, vệt mưa có thể gây ra rủi ro nào. Ông cũng nhấn mạnh đối với khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên kinh nghiệm bà con, hạ tầng cơ sở cũng như khả năng ứng phó còn chưa nhiều, không thường xuyên. Do vậy cần phải hết sức quan tâm đến mức độ rủi ro, theo sát địa bàn, không được chủ quan, đưa ra những cảnh báo kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo điều hành tránh những thiệt hại có thể xảy ra. Ông cũng chúc các dự báo viên mạnh khỏe, chân cứng đá mềm, hoàn thành tốt công tác dự báo đợt mưa này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem