Chủ nhật, 02/06/2024

4km đường ven sông Sài Gòn cần 4.000 tỷ đồng

29/10/2023 11:40 AM (GMT+7)

Kế hoạch làm gần 4km đường ven sông Sài Gòn dài gần 4 km từ cầu Ba Son tại khu trung tâm TP.HCM đến cầu Bình Triệu cần vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng. Bình quân cho 1km là 1.000 tỷ đồng.

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết đang phối hợp các bên liên quan để nghiên cứu đầu tư tuyến đường ven sông này.

Theo khái toán, đoạn từ cầu Ba Son (tên cũ là cầu Thủ Thiêm 2) đến cầu Sài Gòn dài 1,95km, mặt cắt ngang 35 m, tổng mức đầu tư khoảng 1.781 tỷ đồng. Tiếp đó, đoạn từ cầu Sài Gòn đến cầu Bình Triệu dài 1,98 km, mặt cắt ngang 20-35 m, với tổng mức đầu tư khoảng 2.271 tỷ đồng. 

4km đường ven sông Sài Gòn cần 4.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

Cầu Ba Son bắc qua sông Sài Gòn nối Quận 1 với bán đảo Thủ Thiêm. Ảnh: Chí Hùng.

Cũng theo Sở GTVT TP.HCM, việc đầu tư tuyến đường ven sông theo đúng lộ giới quy hoạch, đoạn từ cầu Ba Son đến cầu Kinh Thanh Đa, để kết nối vào Quốc lộ 13 (dự án BOT Quốc lộ 13 đã được Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua) là cần thiết, góp phần giảm áp lực giao thông trên các trục đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hữu Cảnh, Ung Văn Khiêm.

Tuyến đường này cũng tạo trục đường mới xuyên suốt, kết nối các quận 7, 4, huyện Nhà Bè với các quận, thành phố khu vực Đông Bắc TP.HCM.

Hiện tuyến đường ven sông Sài Gòn (đoạn từ cầu Sài Gòn đến cầu Thủ Thiêm) đã được các chủ đầu tư dự án trong khu vực đầu tư. Tuy nhiên, mặt cắt ngang đường giữa các dự án không có sự đồng nhất, nơi rộng nơi hẹp.

Trong trường hợp kết nối giao thông thì việc thay đổi bề rộng mặt cắt ngang đột ngột gây khó khăn cho người điều khiển giao thông. Tại các vị trí thắt nút cổ chai sẽ gây ùn ứ cục bộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Bên cạnh đó, việc kết nối giao thông từ đường ven sông ra đường Nguyễn Hữu Cảnh hiện nay qua đường dân sinh cầu Thủ Thiêm, có bề rộng mặt đường hẹp (khoảng 7m), sẽ không đảm bảo khả năng thông hành và nguy cơ ùn tắc giao thông tại khu vực vòng xoay dưới chân cầu Thủ Thiêm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh).

Về tổng thể, đường ven sông hiện nay chỉ là tuyến đường nội bộ, chưa thông suốt, liên tục từ cầu Sài Gòn đến đường Tôn Đức Thắng.

Sở Giao thông Vận tải cũng kiến nghị UBND giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM tiếp tục phối hợp với các nhà đầu tư dọc đường ven sông Sài Gòn, tổ chức nghiên cứu và hoàn thiện phương án đầu tư xây dựng, hoàn thiện tuyến đường ven sông Sài Gòn (đoạn từ đường Tôn Đức Thắng đến cầu Bình Triệu).

Trong đó, đề xuất quy mô, nguồn vốn và phân kỳ đầu tư từng giai đoạn cụ thể, báo cáo Sở GTVT tổng hợp trình UBND TP.HCM xem xét.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM sẽ điều chỉnh bảng giá đất theo quy định Luật Đất đai (sửa đổi)

TP.HCM sẽ điều chỉnh bảng giá đất theo quy định Luật Đất đai (sửa đổi)

UBND TP.HCM yêu cầu tập các đơn vị trung thực hiện các nội dung, công việc liên quan để chủ động sửa đổi, bổ sung bảng giá đất theo quy định của Luật đất đai 2024.

Côn Đảo đón tàu biển du lịch quốc tế sau 25 năm

Côn Đảo đón tàu biển du lịch quốc tế sau 25 năm

Chuyến tàu biển đầu tiên trở lại Côn Đảo sau 25 năm, kể từ năm 1999, sáng 2/6. Du khách sẽ tham quan bảo tàng, vườn Quốc gia, khu ấp trứng rùa Côn Đảo…

HHV nợ có kế hoạch

HHV nợ có kế hoạch

Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (MCK: HHV) ghi nhận lợi nhuận tích cực và đang hướng tới mục tiêu thi công các dự án với tổng giá trị các gói thầu khoảng 200.000 tỷ đồng.

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Lần đầu tiên, dự án có số tiền tài trợ vốn lớn nhất trong ngành ngân hàng và được thu xếp hoàn toàn bằng nguồn USD trung dài hạn từ 3 "ông lớn" NHTM Việt Nam là Vietcombank, Vietinbank, BIDV.

HoREA góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về  phát triển và quản lý nhà ở xã hội

HoREA góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, gửi trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng.

Ưu tiên tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát lạm phát dưới 4%

Ưu tiên tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát lạm phát dưới 4%

"Chính sách tiền tệ, tài khóa ưu tiên cho tăng trưởng càng cao càng tốt, đồng thời kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4%", Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024.